Dấu hiệu trẻ chậm nói theo từng độ tuổi

Lời nói là phương tiện để giao tiếp bằng lời được thể hiện thông qua âm thanh. Chậm nói ở trẻ là khi ngôn ngữ của trẻ phát triển theo đúng trình tự bình thường, tuy nhiên với tốc độ chậm hơn so với các trẻ khác.

Dấu hiệu cảnh báo trẻ chậm nói

1. Trẻ được 3 – 4 tháng tuổi chậm nói

  • Trẻ không đáp ứng với tiếng động mạnh.
  • Trẻ không phát ra âm thanh gừ gừ.
  • Hoặc trẻ bắt đầu gừ gừ nhưng không biết bắt chước các âm thanh khác (khi được 4 tháng tuổi).

2. Trẻ 7 tháng tuổi chậm nói

  • Biểu hiện cảnh báo đáng tin cậy nhất là: trẻ không đáp ứng với tiếng động.

3. Trẻ 12 tháng tuổi chậm nói

  • Trẻ không tìm cách giao tiếp với người khác (trong khi những em bé khác đã bắt đầu sử dụng âm thanh, cử chỉ hay lời nói), kể cả khi trẻ cần giúp đỡ hay mong muốn điều gì đó.
  • Trẻ không biết nói bất kì một từ nào, ví dụ: “mẹ” hoặc “ba”.
  • Không bi bô, không phát ra các phụ âm (ví dụ: p hoặc b).
  • Trẻ không biết thực hiện các động tác đơn giản như: vẫy tay chào tạm biệt, lắc đầu để nói không, chỉ tay vào đồ vật bé muốn.
  • Trẻ không có phản ứng khi được đúng gọi tên.
  • Không hiểu và không có hành động phản ứng với các từ đơn giản như: “không”, “chào bé” và “bai bai”.
  • Trẻ có biểu hiện không quan tâm đến thế giới xung quanh.

4. Trẻ 16 tháng chậm nói

  • Trẻ được 16 tháng những vẫn không hiểu và không phản ứng gì với các từ như: “không”, “dậy nào”.
  • Không thể nói được bất kỳ từ ngữ nào.
  • Không biết chỉ vào đồ vật hay bức tranh ở trước mặt khi được hỏi, ví dụ cha mẹ hỏi: “Quả bóng đâu”.
  • Trẻ không biết chỉ vào vật mình thích, như kiểu muốn diễn đạt ý “Mẹ/Ba nhìn đây!” và kết hợp với động tác ngước nhìn ba mẹ.

5. Trẻ 18 tháng tuổi chậm nói

  • Trẻ không thể chỉ vào vài bộ phận của cơ thể (ví dụ: đầu, mắt, mũi) khi được người lớn yêu cầu.
  • Trẻ chưa thể nói được 6 từ ngữ bất kỳ.
  • Trẻ không thể hoặc không có ý muốn cố gắng giao tiếp bằng bất cứ cách nào, kể cả khi trẻ đang cần sự giúp đỡ.
  • Không biết chỉ vào thứ mình muốn.
  • Vẫn chưa nói được các từ đơn giản như: “mẹ”, “bế”.
  • Trẻ không hiểu các mệnh lệnh đơn giản, ví dụ “Đừng sờ vào nó”.
  • Không đáp lại bằng lời nói hoặc cử chỉ khi được bao mẹ hoặc người thân hỏi “cái gì đây?”, “dép bé đâu?”

6. Trẻ 19 – 23 tháng tuổi chậm nói

  • Vốn từ ngữ của trẻ tăng chậm (không đạt được một từ mới mỗi tuần).
Viêm tai giữa ở trẻ em
Trẻ chậm nói không học được từ mới nào mỗi tuần

7. Trẻ 24 tháng tuổi chậm nói

  • Trẻ chưa nói nổi 15 từ tổng cộng.
  • Không thể tự nói ra lời mà chỉ nhại lại lời nói của ba mẹ hoặc người khác đã nói.
  • Không thể tự thực hiện những cuộc hội thoại đơn giản chỉ với câu gồm 2 từ, ví dụ: “Mẹ bế”, “Uống nữa” (hoặc nói được nhưng nói còn vấp váp).
  • Không muốn hoặc không thể dùng lời nói để giao tiếp, ngoại trừ những trường hợp khẩn cấp.
  • Không hiểu các chỉ dẫn hoặc các câu hỏi dài hơn, ví dụ: “Lấy giày của con đi”, “Con muốn uống không?”, “Ba đâu rồi?”
  • Không biết giả vờ chơi với búp bê hoặc tự chơi với chính mình, ví dụ: cho búp bê ăn, nói chuyện một mình với búp bê, tự chải đầu làm đẹp.
  • Không biết bắt chước hành động hoặc lời nói của người khác.
  • Khi xem sách, trẻ không thể chỉ vào một bức tranh mà ba mẹ gọi tên.
  • Trẻ không thể nối hai từ lại với nhau.
  • Không biết công dụng của những đồ vật thông dụng trong nhà, ví dụ: bàn chải đánh răng, bát đĩa.

Lưu ý: ở độ tuổi này, có khoảng 1/5 trẻ em có thể có dấu hiệu chậm nói, rất nhiều trẻ trong số này đều sẽ đuổi kịp các bạn khi lớn lên.

8. Trẻ 25 – 35 tháng tuổi chậm nói

  • Trẻ không thể nói được câu đơn giản có khoảng 2-4 từ.
  • Không thể gọi tên một vài bộ phận trên cơ thể.
  • Không nhớ những thứ được lặp đi lặp lại nhiều lần, ví dụ: một bài thơ ngắn.
  • Không thể tự đặt các câu hỏi đơn giản.
  • Không ai trong gia đình có thể hiểu ý của trẻ.

9. Trẻ chậm nói khi đã được 3 tuổi

  • Trẻ 3 tuổi không sử dụng đại từ nhân xưng nào (con, mẹ, ba).
  • Không thể ghép các từ thành một câu ngắn, ví dụ: “Mẹ giúp con”,” Muốn uống nữa”
  • Không hiểu những chỉ dẫn hoặc câu hỏi ngắn, ví dụ: “Lấy giày của con và đặt lên giá”, “Trưa nay con muốn ăn gì?”
  • Lời nói của trẻ phát ra rất không rõ ràng, khiến người trong nhà và người ngoài đều không hiểu.
  • Thường xuyên lắp bắp, rất khó phát ra âm thanh hay từ ngữ, khi nói vẻ mặt trẻ nhăn nhó.
  • Trẻ không đặt câu hỏi.
  • Ít quan tâm hoặc thậm chí không quan tâm gì đến sách truyện.
  • Không quan tâm và không tương tác với những trẻ khác.
  • Đặc biệt, trẻ rất khó tách khỏi bố mẹ.

10. Trẻ 4 tuổi chậm nói

  • Trẻ chưa thể phát âm thành thục hầu hết các phụ âm.
  • Chưa hiểu được khái niệm “giống nhau” và “khác nhau”.
  • Trẻ không sử dụng đại từ nhân xưng “con” và “mẹ” đúng cách.

Leave a Reply

Or