Dấu hiệu nhận biết các bệnh về rốn trẻ sơ sinh

Rốn trẻ sơ sinh nếu không được chăm sóc kỹ có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như sự phát triển của bé sau này. Mẹ có thể tự tay chăm sóc hoặc nhờ người thân có kinh nghiệm để tránh nhiễm trùng.

Trong khoảng thời gian từ 5 -10 ngày, rốn trẻ sơ sinh sẽ rụng. Nếu chăm sóc không đúng cách, vi khuẩn có thể xâm nhập gây nhiễm trùng. Bài viết dưới dây chia sẻ một số dấu hiệu nhận biết các bệnh lý về rốn mà mẹ cần biết.

Nhiễm trùng rốn

Đây là một trong những bệnh lý về rốn khá phổ biến về rốn của trẻ sau khi sinh. Nguyên nhân do mẹ sợ làm đau bé nên không dám đụng vào rốn mà sử dụng băng quấn kín, rốn của bé bị ẩm ướt, khó thoát ẩm, tạo thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây nhiễm trùng.

cuống rốn trẻ sơ sinh

Khi có những dấu hiệu bất thường ở rốn, mẹ cần đưa bé đi khám

Dấu hiệu nhận biết: Rốn sưng đỏ, rốn rỉ dịch, có mủ hoặc vẫn còn ướt sau khi rụng, rốn có mùi hôi, đỏ vùng da xung quanh rốn, rốn chảy máu

Có 3 mức độ chính khi trẻ bị nhiễm trùng:

  • Độ 1: Đỏ khu trú ở chân rốn, da bụng quanh rốn bình thường
  • Độ 2: Đỏ quanh chân rốn lan rộng ra da, đường kính >= 2 cm
  • Độ 3: Đỏ quanh chân rốn lan rộng ra da, đường kính >2 cm, không kèm viêm tĩnh mạch  vùng hạ vị

Điều trị: Sau khi đưa trẻ tới các cơ sở y tế thăm khám, mẹ nên chú ý trong cách chăm sóc rốn cho trẻ. Về cơ bản, các bác sĩ chuyên khoa sẽ khuyên mẹ nên làm theo các bước sau.

  • Sau khi tắm sạch cho bé. Mẹ rửa tay, mang khẩu trang, chuẩn bi dụng cụ
  • Tay dùng gạt vô trùng nâng dây rốn lên, quan sát chân rốn,dây rốn, mặt cắt cuống rốn  và da xung quanh rốn, ghi nhận xem có các bất thường như (dịch, máu, mủ, da quanh rốn sưng đỏ) hay không
  • Dùng que gòn vô trùng  tẩm dung dịch sát trùng lau sạch xung quanh chân rốn, từ chân rốn lên dây rốn, kẹp rốn và mặt cắt cuống rốn .Sau đó khử trùng từ chân rốn ra da xung quanh rốn

 

Uốn ván rốn

Nguyên nhân do vi khuẩn Clostri diumtetani xâm nhập vào cơ thể trẻ qua vết cắt rốn. Về triệu chứng bệnh, có hai giai đoạn chính mà mẹ cần quan sát kỹ để phát hiện sớm:

  • Thời kỳ ủ bệnh: Thời gian trung bình khoảng 7 ngày, tùy theo mức độ độc tố mà vi khuẩn tiết ra có thể kéo dài hơn. Các dấu hiệu không rõ ràng.
  • Thời kỳ toàn phát: Trẻ sơ sinh sốt cao khoảng 38 – 39 độ C, bỏ bú, quấy khóc, hàm cứng càng ngày càng rõ, dần dần xuất hiện co giật và co cứng. Mỗi khi lên cơn co giật, mặt trẻ sơ sinh nhăn lại, sùi bọt mép, hai tay nắm chặt.. Nếu co giật mạnh liên tục kèm theo những cơn ngừng thở, trẻ tím tái, chân tay lạnh sẽ ảnh hưởng tới  tính mạng trẻ.

Điều trị: Nếu trẻ bắt đầu bỏ bú trong khoảng thời gian chưa rụng rốn, mẹ cần nghĩ đến bệnh về rốn này và sớm cho trẻ đi khám để được điều trị kịp thời. Lời khuyên từ các chuyên gia hàng đầu trong trường hợp này:

  • Nên đặt trẻ trong giường ấm, tránh tiếng động và ánh sáng
  • Bảo đảm nhu cầu nước, điện giải, năng lượng bằng truyền tĩnh mạch
  • Cho bé bú mẹ hoặc sữa đặc hiệu qua ống sonde dạ dày
  • Dự phòng viêm phổi do hít chất nhầy từ hầu họng bằng cách cho ăn ít hoặc không ăn nếu còn đe dọa nôn
  • Vệ sinh rốn bằng oxy già. Kháng huyết thanh chống uốn ván từ 10.000 – 20.000 đơn vị/ ngày

 

Thoát vị rốn

Thông thường, sau 7 ngày, nếu được chăm sóc kỹ, cuống rốn trẻ sơ sinh teo dần và rụng đi, vết thương tự lành và tạo nên rốn của trẻ. Lỗ ở thành bụng nơi dây rốn đi qua sẽ tự đóng lại khi trẻ lớn lên. Thoát vị rốn xảy ra khi các cơ bụng đóng không kín.

Dấu hiệu nhận biết: Một khối tròn nổi lên ngay tại vị trí lỗ rốn. Khối thoát vị có thể to lên khi trẻ khóc, ho, ưỡn người để đi ngoài hay khi trẻ ngồi dậy.

Điều trị: Khi trẻ 1 tuổi, thoát vị rốn sẽ tự khỏi, bệnh không gây đau cũng như biến chứng nguy hiểm gì. Trường hợp bắt buộc phải phẫu thuật khi thoát vị rốn còn tồn tại tới 5 tuổi gây ra triệu chứng nghẹt

U hạt rốn

Đây là tình trạng chậm biểu bì hóa sau rụng rốn khiến mô hạt phát triển quá mức, thường xảy ra với những trẻ chậm rụng rốn.

Dấu hiệu nhận biết: Trẻ rụng rốn trễ, u hạt màu đỏ nhạt,  rỉ dịch vàng nhạt vùng rốn, mủ đục hôi nếu có bội nhiễm.

Điều trị: Nếu u hạt nhỏ được chấm đốt bằng Nitrat bạc 75% (Ag NO3) 2 lần/tuần trong 4 tuần. Bạn nên nhờ nhân viên y tế đến nhà để thực hiện thủ thuật này để tránh gây bỏng xung quanh chân rốn. Cần bôi vaseline xung quanh rốn trước khi thực hiện thao tác để tránh gây bỏng nếu thuốc có chạm xung quanh.

Hiểu rõ về nguyên nhân cũng như các dấu hiệu nhận biết bệnh về rốn trẻ sơ sinh giúp tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra.

 Theo Marrybaby

Leave a Reply

Or