Dấu hiệu dò luân nhĩ ở trẻ: Chớ nên coi thường

Nhiều trẻ nhập viện do xuất hiện những lỗ nhỏ ở vành tai con và được chẩn đoán bị dò luân nhĩ. Vậy dò luân nhĩ là gì và cách điều trị căn bệnh này như thế nào?

Dò luân nhĩ là bệnh gì?

Thạc sĩ Nguyễn Minh Hảo Hớn – Phòng khám chuyên khoa về Tai – Mũi – Họng) cho biết: Dò luân nhĩ (DLN) là dị tật bẩm sinh do khe mang số 1 khép không kín trong thời kỳ phôi thai, mang tính chất di truyền.  Đường dò là 1 ống dài có 1 miệng mở ra da thường gặp phía trước trên cửa tai, đôi khi gặp trên luân nhĩ hoặc trong ống tai ngoài. Phần cuối đường dò chui vào trong sụn vành tai.

Đường dò có thể dài ngắn, nông sâu, đơn giản hay phức tạp khác nhau. Bên trong lòng ống là nang lông, tuyến mồ hôi, tuyến bã… vì vậy đôi khi bệnh nhân thấy dịch tiết màu trắng đục có mùi hơi khó chịu.Khi đường dò không gây viêm, sưng đau thì không cần phẫu thuật.

Trong trường hợp đường dò gây bít tắc, sưng viêm, áp xe… thì có chỉ định phẫu thuật. Trước khi phẫu thuật thì phải điều trị quá trình viêm và áp xe ổn định. Vì đường dò nằm dưới da, nên phẫu thuật khá đơn giản.

Bé bị nhiễm trùng tai (viêm tai giữa) cần được chữa thế nào?

Ơ bệnh nhân lớn tuổi, phẫu thuật chỉ cần gây tê. Các bé nhỏ tuổi không hợp tác được thì buộc phải gây mê. Tuy nhiên, nếu phẫu thuật viên không có kinh nghiệm sẽ không lấy hết đường dò. Trong 1 số trường hợp đường dò phức tạp và đường dò trong sụn thường dễ bỏ sót.

Trẻ sơ sinh bị dò luân nhĩ có các dấu hiệu: ngứa, sưng; có rỉ dịch ở lỗ dò; tiết chất bã đậu trắng đục ở lỗ dò do trẻ gãi, bóp, nặn…; trẻ bị sốt, đau, lỗ dò viêm sưng đỏ do bị nhiễm khuẩn tạo thành một ổ áp-xe ngay tại lỗ dò hoặc lan ra những vị trí khác sau tai.

Dấu hiệu dò luân nhĩ ở trẻ: Chớ nên coi thường - 1

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Minh Hảo Hớn

Dấu hiệu dò luân nhĩ ở trẻ: Chớ nên coi thường - 2

Khi đường dò tích tụ chất tiết và lỗ dò bên ngoài bị bít tắc (Ảnh bệnh nhân bác sĩ cung cấp) 

 Cần làm gì khi bị dò luân nhĩ?

Bác sĩ Hảo Hớn khuyến cáo, khi có dấu hiệu bị dò luân nhĩ, các bậc phụ huynh nên chú ý những điều sau:

– Không được nặn, bóp sẽ gây viêm

Dấu hiệu dò luân nhĩ ở trẻ: Chớ nên coi thường - 3

Dò luân nhĩ đơn giản ở trẻ (Ảnh do bác sĩ cung cấp)

 

– Khi sưng viêm sẽ đến khám ngay để được uống thuốc.

– Không nên để lâu, khi áp xe xảy ra thì sẽ tạo sẹo xấu.

–  Bác sĩ sẽ phẫu thuật khi  trẻ bị dò luân nhĩ đã diễn tiến áp xe, sưng viêm tái phát 2-3 lần.

Các chuyên gia về chuyên khoa Tai – Mũi – Họng cũng cảnh báo khi thấy các triệu chứng của dò luân nhĩ, cha mẹ cần đưa trẻ đến các phòng khám chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. Các mẹ không nên tự ý chữa cho con tại nhà khi chưa có sự chỉ dẫn của y, bác sĩ. Khi cần thiết có thể mổ sớm để bảo toàn sức khỏe và giữ thẩm mỹ cho trẻ.

Nguồn nuoicon.vn

7 thoughts on “Dấu hiệu dò luân nhĩ ở trẻ: Chớ nên coi thường

Leave a Reply

Or