Đang ngủ bị đánh thức đột ngột, em bé biểu cảm cực đơ khiến người lớn cười sặc sụa mà không biết nguy hiểm đang rình rập bé

Đoạn clip có lẽ được làm với mục đích gây cười nhưng không ít người đã nhắc nhở người lớn không nên làm như vậy.

Trêu trẻ con có lẽ là niềm vui của nhiều người lớn. Chỉ cần chúng có những phản ứng như khóc, cười, thậm chí là ngơ ngác không hiểu gì như trong đoạn clip dưới đây là người lớn đã được phen cười sảng khoái. Thế nhưng có những trò đùa tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho con mà bố mẹ tuyệt đối không nên làm. 

Đoạn clip đang lan truyền trên mạng xã hội ghi lại cảnh một bé trai nằm ngủ ngon trên ghế sofa, bất chợt có hai người thanh niên đến nhấc người bé đứng bật dậy. Quá bất ngờ vì đang say giấc nồng lại bị đánh thức theo kiểu oái oăm, cậu bé tỉnh giấc đưa đôi mắt ngơ ngác nhìn xung quanh không hiểu có chuyện gì vừa xảy ra. Biểu cảm cực đơ, chân tay còn loạng quạng vì ngái ngủ khiến hai thanh niên vừa “troll” em bé này cười sặc sụa.

Đoạn clip này đã nhận được nhiều sự quan tâm của cư dân mạng. Tuy nhiên, bên cạnh những bình luận hài hước về hành động của hai anh thanh niên nói trên thì không ít người đánh giá đây là một hành động cực kỳ nguy hiểm cho em bé: 

– “Vui thôi đừng vui quá“.

– “Trẻ con làm vậy nguy hiểm lắm đó, não của bé đang ngủ, bật dậy đột ngột như vậy cực kỳ hại“. 

– “Làm vậy rất nguy hiểm, các bộ phận và não của bé đang trong quá trình nghỉ ngơi. Các bạn làm như vậy có ngày hối không kịp“. 

Đang ngủ bị người lớn đánh thức dậy đột ngột, em bé biểu cảm cực đơ khiến ai cũng buồn cười nhưng lại rình rập nhiều nguy hiểm khó lường - Ảnh 2.
Em bé bị đánh thức đột ngột với biểu cảm vô cùng ngơ ngác, trông tội nghiệp hơn là buồn cười.

Thực tế, hành động kéo em bé dậy đột ngột của hai thanh niên trong đoạn clip kể trên nguy hiểm tương tự hành động rung lắc trẻ. Đã có nhiều trường hợp em bé bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí tử vong vì bị bố mẹ rung lắc quá nhiều, đây gọi là hội chứng rung lắc trẻ (Shaken baby syndrome – SBS). Hội chứng này chủ yếu xảy ra ở trẻ 0-3 tuổi, đặc biệt là trong vòng 1 tuổi. 

Thời điểm này, trọng lượng đầu của em bé chiếm 1/4 trọng lượng cơ thể, cơ cổ của bé yếu ớt và mỏng manh, sự rung lắc quá mạnh có thể dễ dàng dẫn đến tổn thương các sợi thần kinh của não, làm rách các mạch máu. Sau đó có thể gây chết não hoặc ở trong các tình trạng nghiêm trọng. Ở một số nước phương Tây, Hội chứng rung lắc trẻ em đã được phân loại là một hành vi vô cùng nguy hiểm và đòi hỏi có trách nhiệm pháp lý để thực hiện các chế tài đối với người chăm sóc trẻ.

Những hậu quả của việc rung lắc trẻ:

– Đầu của trẻ có trọng lượng khá nặng so với cơ thể và sự hỗ trợ của xương cổ còn yếu. Rung lắc khi bế em bé có thể dễ dàng làm hỏng các cơ và dây chằng ở cổ của trẻ.

– Mặc dù mô não bé có dịch não bảo vệ màng não, nhưng khi nó bị rung lắc mạnh (thậm chí có lúc dữ dội), mô não va chạm với hộp sọ cứng hơn có thể sẽ dễ dàng phá vỡ các mao mạch của não và gây xuất huyết nội sọ.

– Sau khi xuất huyết, áp lực nội sọ sẽ tăng nhanh, dẫn đến một loạt các triệu chứng thần kinh như chán ăn, nôn mửa, ngủ, hôn mê, chậm phát triển tâm thần, tê liệt chân tay, dễ bị chết não…

Đang ngủ bị đánh thức đột ngột, em bé biểu cảm cực đơ khiến người lớn cười sặc sụa mà không biết nguy hiểm đang rình rập bé - Ảnh 4.

– Thủy tinh thể, nhãn cầu cũng có thể bị xuất huyết võng mạc nếu bị lắc mạnh. Nếu chấn động võng mạc mắt của em bé bị tổn thương, nó có thể dẫn đến giảm thị lực hoặc thậm chí mù lòa.

– Việc đánh thức đột ngột khi bé đang ngủ khiến bé cảm thấy hoảng sợ, não bộ không thể phản ứng ngay lập tức với sự thay đổi đó. Nó sẽ khiến não bộ của bé luôn phải đề phòng và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ trong tương lai.

– Bé đang ngủ ngon bị đánh thức đột ngột sẽ hờn khóc, ăn vạ, nề nếp sinh hoạt của bé bị đảo lộn, hình thành tính cách cáu giận. 

Leave a Reply

Or