Con lùn nhất lớp, đi khám bố mẹ hối hận vì thường đánh thức con dậy vào giờ này buổi sáng
Theo nghiên cứu, chiều cao của trẻ liên quan mật thiết đến giấc ngủ. Đứa trẻ không cao, cha mẹ càng phải chú ý. Hình thành cho trẻ thói quen đi ngủ sớm, dậy sớm, rất có lợi cho sự phát triển thể chất. Vậy trẻ dậy sớm vào giờ nào mới tốt?
Tiểu Xuân ở Quảng Châu, Trung Quốc, năm nay 5 tuổi, tuy nhiên chiều cao lại thấp hơn so với các bạn cùng tuổi, rõ ràng Tiểu Xuân vẫn được bố mẹ bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhưng cậu bé vẫn thấp nhất trong lớp, luôn phải ngồi hàng ghế đầu.
Sau đó, mẹ của Tiểu Xuân nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề nên đã xin nghỉ hai ngày cho con đến bệnh viện để kiểm tra tỉ mỉ, kết quả khiến 2 hai vợ chồng trẻ tự trách mình. Nguyên nhân bố mẹ Tiểu Xuân có một cửa hàng ăn, nên thường xuyên đánh thức Tiểu Xuân vào lúc 4, 5 giờ sáng, đưa con đi chợ để mua đồ, chuẩn bị để mở cửa hàng vào lúc 6 giờ sáng. Điều này khiến Tiểu Xuân bị thiếu ngủ trong thời gian dài và ảnh hưởng đến việc tiết hormone tăng trưởng trong cơ thể, khiến cậu bé bị thấp lùn.
Mối quan hệ giữa thiếu ngủ và hormone tăng trưởng ở trẻ em là gì?
1. Giấc ngủ ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ nhiều hơn là vận động và chế độ ăn uống
Vì vậy, muốn con cao lớn thì mẹ phải cho trẻ đi ngủ sớm. Trẻ em ở các độ tuổi khác nhau cũng có lịch trình ngủ của riêng mình.
Harriet Hiscock, chuyên gia về giấc ngủ của trẻ em tại Viện Trẻ em Úc, khuyến nghị thời gian ngủ cho trẻ em ở mọi lứa tuổi:
– Đối với trẻ sơ sinh, chúng thường cần ngủ từ 14 đến 17 tiếng.
– Trẻ nhỏ cần ngủ từ 12 đến 15 tiếng.
– Trẻ mẫu giáo (3 đến 5 tuổi) cần ngủ từ 10 đến 13 tiếng.
– Trẻ ở độ tuổi đi học (6 đến 13 tuổi) cần ngủ từ 9 tiếng đến tối đa 11 tiếng.
– Thanh thiếu niên cần ngủ 8 đến 10 tiếng.
2. Sự tiết ra hormone tăng trưởng liên quan mật thiết đến giấc ngủ của trẻ
Đối với trẻ, thời gian tốt nhất để ngủ là 9h tối đến 7h sáng. Khi trẻ đang ngủ, lượng hormone tăng trưởng tiết ra gấp nhiều lần ban ngày, vì vậy trẻ càng ngủ ngon thì hormone tăng trưởng tiết ra càng nhiều, muốn trẻ cao lớn thì bạn phải đảm bảo thời gian ngủ cho trẻ.
Hormon tăng trưởng thường được tiết ra bắt đầu từ lúc 10 giờ vào buổi tối và đến 6 giờ sáng, trong đó khoảng 23h-1h là đỉnh cao của việc tiết hormon tăng trưởng. Trong thời gian này, một đứa trẻ ngủ sâu sẽ nhận được nhiều hormon nhất, thân người cũng sẽ dài ra trong lúc này.
Làm thế nào để kích thích tiết hormone tăng trưởng?
1. Chạy kiễng chân
Y học Trung Quốc cho rằng có rất nhiều huyệt đạo trên bàn chân của con người, và việc kích thích các huyệt đạo ở lòng bàn chân có liên quan đến việc tiết ra hormone tăng trưởng. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên cho trẻ chạy kiễng chân, việc này không những rèn luyện được chức năng tim mạch mà còn giúp trẻ cao lớn hơn.
2. Vận động đều đặn
Vận động thể dục thể thao làm tăng đáng kể mức hormone tăng trưởng trong cơ thể trẻ. Một số bộ môn thể dục trẻ có thể tham gia như đạp xe, bơi, xà đơn, tập cuộn người… sẽ giúp hormone tăng trưởng tiết ra mạnh nếu được thực hiện kiên trì, đều đặn thường xuyên.
3. Không đánh thức trẻ trước 6 giờ sáng
Thông thường, bạn cần đảm bảo rằng trẻ ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Nhưng hiện nay trẻ em có những nhiệm vụ học tập nặng nề, việc đi ngủ trước 9 giờ là không thực tế, điều này đòi hỏi cha mẹ không nên đánh thức con trước 6 giờ vào ngày hôm sau.
Đối với trẻ đang lớn và phát triển nhanh chóng, việc đánh thức trẻ quá sớm không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ mà còn khiến tinh thần và trạng thái học tập của trẻ không tốt trong cả ngày.
4. Một số thực phẩm giúp trẻ ngủ ngon, giúp tiết ra tối đa hormon tăng trưởng
Chuối: Ngoài khả năng ổn định serotonin và melatonin, chuối còn chứa magie giúp thư giãn cơ bắp. Ngoài ra, ăn chuối trước khi đi ngủ sẽ không gây tăng cân, vì nó ít calo và giàu chất xơ, có thể thúc đẩy nhu động ruột.
Sữa ấm: Chất tryptophan trong sữa có thể thúc đẩy các tế bào thần kinh não tiết ra chất dẫn truyền thần kinh serotonin khiến con người buồn ngủ; các chất còn lại có tác dụng điều hòa các chức năng sinh lý.
Hạt bí ngô: Magie giúp cơ bắp thư giãn và kích thích não sản xuất melatonin có thể điều chỉnh giấc ngủ, từ đó cải thiện giấc ngủ.
Anh đào: Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chất melatonin chỉ chứa trong một cốc nước ép anh đào là đủ để tạo ra phản ứng ngủ lành mạnh và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Hàu: Thường xuyên ăn thực phẩm giàu nguyên tố vi lượng kẽm có lợi để cải thiện giấc ngủ, vì kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi tryptophan thành serotonin và melatonin. Thực phẩm như vậy bao gồm hải sản, ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt.
Mật ong: Y học Trung Quốc cho rằng mật ong có tác dụng dưỡng khí, bồi bổ ngũ tạng, kết hợp chữa bệnh, muốn ngủ ngon uống một cốc nước mật ong trước khi đi ngủ cũng có vai trò nhất định.
Theo afamily