Có phải ‘ăn chua sinh con trai, ăn cay sinh con gái’?

Sinh nam sinh nữ do điều gì quyết định? “Ăn chua sinh con trai ăn cay sinh con gái” có đúng, có chứng cứ khoa học không?

Trên thực tế, giới tính thai nhi trên góc độ khoa học là do nhiễm sắc thể quyết định, không quan hệ gì với khẩu vị của mẹ.

“Chua nam cay nữ” không có chứng cứ khoa học

Có bà mẹ hi vọng sinh một công chúa nhỏ thâm mật, đáng yêu, nhưng khi phát hiện mình có mang 2 tháng khẩu vị lại thay đổi, chỉ thích ăn cay vì vậy nghĩ rằng mong ước của mình đã được thực hiện. Có bà bầu khi mang thai 6 tuần đã rất thèm ăn chua, chồng là con trưởng trong họ, mẹ chống rất sợ “tuyệt hậu”, nhưng sau khi biết con dâu thích ăn chua lại rất mực vui mừng, hết sức chiều chuộng con gái.

Khẩu vị của mẹ không có mối liên hệ khoa học nào với giới tính thai nhi (Ảnh minh họa)

Trên thực tế, từ góc độ y học, bà bầu có thay đổi vị giác và ham muốn ăn uống, ví dụ giảm ham muốn ăn, nhạy cảm với mùi vị, thích chua hoặc thích cay, thậm chí ăn một số món thường ngày không thích ăn, hoạt động trao đổi chất cũng thay đổi theo đó, từ đó gây ảnh hưởng đối với hệ tiêu hóa. Điều này căn bản không liên quan với giới tính của thai nhi.

Khẩu vị của bà bầu còn bị ảnh hưởng bởi thói quen ăn uống khác nhau của gia đình, ví dụ miền Nam ăn ngọt, Bắc ăn nhạt, Trung ăn cay, điều này đều không có khác biệt rõ ràng với tỉ lệ giới tính thai nhi. Vì vậy có thể suy luận ra, chỉ nhìn khẩu vị thay đổi của bà bầu để phán đoán giới tính thai nhi thì tuyệt đối không chính xác.

Mang thai khẩu vị thay đổi có liên quan đến hoocmon

Một số bà bầu khi mang thai 6 tuần bắt đầu chán ăn, buồn nôn, lúc này các bà bầu rất khó chịu, thường xuyên muốn ăn mận, mơ, nho chua, dâu rừng để làm giảm nhẹ các triệu chứng ốm nghén không thoải mái. Thậm chí có bà bầu cảm thấy đồ ăn có vị chua có thể tăng cảm giác ngon miệng, giúp họ có một bữa ăn ngon khi đang thai nghén, nâng cao chức năng hấp thụ của dạ dày đối với tiêu hóa thức ăn, vì vậy bà bầu mới thích ăn chua.

Ăn chua còn liên quan đến hoocmon gonadotropin với màng đệm nhau thai bài tiết. Những hoocmon này sẽ khống chế acid dạ dày bài tiết, giảm bớt lượng bài tiết acid dạ dày và giảm thấp khả năng tiêu hóa của bà bầu. Ốm nghén vì đó mà ra. Vì vậy, bà bầu thích chua giống như con người khi ra mồ hôi nhiều muốn uống nước, là một phản ứng sinh lý bình thường trong giai đoạn mang thai.

Tại sao bà bầu lại thích và vui khi được ăn cay? Có thực đang chuẩn bị sinh một cô công chúa nhỏ? Thực tế không phải như vậy, bà bầu thích ăn cay cũng có nguyên do. Một mặt bà bầu có sự thay đổi của vị giác và ăn uống, thích ăn cay cũng là một phản ứng sinh lý bình thường của mang thai. Bà bầu có thể sẽ cảm thấy vị cay giúp ăn ngon miệng hơn và giúp họ có tâm trạng tốt.

Mặc dù vị giác cay có tác dụng kích thích tăng cường vị giác, giúp tăng cảm giác ăn uống, tuy nhiên khuyến nghị bà bầu tốt nhất ăn ít đồ cay, tránh nóng giận gây chứng viêm, không có lợi cho sự phát triển sức khỏe thai nhi.

Các bậc phụ huynh nên biết rằng, có nhiều nhân tố quyết định giới tính thai nhi, tổ hợp gene một khi hình thành khó có thể thay đổi, nhưng tính cách, thể chất sau này của trẻ có thể dựa vào các nuôi dưỡng, giáo dục của bố mẹ tạo ra. Bất luận sinh nam hay sinh nữ đều là bảo bối của mình, là điều duy nhất, đặc biệt nhất trên thế gian này của bố mẹ.

theo: kienthucgiadinh

Leave a Reply

Or