Chữa bệnh đau lưng cho bà bầu

Nỗi khổ lớn nhất của bà bầu đó là khi bị đau lưng dù đã thay đổi nhiều tư thế khác nhau. Vậy phải làm sao để thay đổi được tình trạng đó?

Theo các chuyên gia, đau nhức cơ thể đặc biệt đau lưng là triệu chứng phổ biến trong thời gian mang thai. Sự gia tăng hormone khi bầu bí sẽ khiến các dây chằng ở khu vực xương chậu trở nên mềm hơn, những khớp xương cũng lỏng lẻo hơn để chuẩn bị cho sự ra đời của thai nhi. Sự thay đổi ở các khớp xương và quá trình giãn nở của dây chằng đã làm suy giảm chức năng nâng đỡ lưng thông thường. Chính vì vậy lưng sẽ yếu hơn và có cảm giác đau nhức.

Ngoài ra, khi mang bầu trọng tâm của bạn dần dần tập trung về phía trước khi tử cung và thai nhi ngày càng phát triển, làm tư thế đứng ngồi cũng thay đổi theo. Sự tăng cân đáng kể trong quá trình mang thai cũng tạo ra sức ép khiến lưng phải chống đỡ nặng nề hơn rất nhiều.

 

Thêm vào đó, tâm lý trong thời gian mang bầu thường mệt mỏi, stress cộng với việc đứng ngồi sai tư thế cũng khiến chứng bệnh đau lưng, đau hông trầm trọng hơn.

Có cách nào để hạn chế cơn đau không?

 

Một tin buồn với các mẹ là các chứng bệnh đau nhức nói chung và đau lưng khi mang thai là không thể chữa trị dứt điểm. Sau sinh nở, bệnh sẽ thuyên giảm dần. Tuy nhiên, vẫn có những cách giúp chị em bớt đau và thoải mái hơn khi ngủ cũng như làm việc.

Tập thể dục nhẹ nhàng

 

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu luôn được khuyến khích tập các bài tập nhẹ nhàng để tăng sức mạnh và độ dẻo dai cho cơ thể. Những bài tập dành cho vùng lưng, bụng và xương chậu sẽ giúp bạn hạn chế tối đa được cơn đau lưng. Tuy nhiên, chị em cần lưu ý luyện tập nhẹ nhàng và tốt hơn cả là tham khảo ý kiến chuyên gia để có phương pháp tập đúng đắn nhất.

Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến tư thế tập. Khi mang thai, trọng tâm của cơ thể sẽ dồn về phía trước. Lúc này, tư thế thường gặp ở các bà bầu là cố gắng dồn hể cơ thể về phía sau để tạo thế cân bằng. Điều này có thể làm phần cơ ở vùng phía dưới lưng bị kéo căng, gây ra các cơn đau lưng. Do vậy, cần chỉnh sửa tư thế đúng bằng cách hạ mông xuống, kéo thẳng hai vai về phía sau và đứng thẳng, vươn người lên cao.

Massage thường xuyên

 



Mỗi buổi tối, hãy nhờ anh xã massage lưng, chân, tay hay bát cứ vùng nào bạn cảm thấy đau nhức. xoa bóp nhẹ nhàng sẽ khiến cơ thể được thoải mái, bớt đau nhức. Bạn cũng có thể đến các trung tâm massage dành riêng cho mẹ bầu để được massage một cách bài bản hơn.

Bạn nên nằm nghiêng về phía bên trái. Dùng một chiếc gối để kê ở khuỷu chân nếu thấy cần thiết.

Bạn cũng có thể ngồi để chồng bạn mát xa cho bạn. Không nên giữ nguyên một tư thế mà hãy thay đổi tư thế. Sự thoải mái chính là chìa khóa thành công của cả hai bạn.

Chồng bạn phải hiểu kĩ thuật của sự thư giãn này. Những cái xoa bóp nhẹ nhàng, chậm rãi ở vai và lưng dưới sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái. Đừng ngại khi chỉ cho anh ấy chỗ phần dưới hông, mát xa chỗ này nếu đúng cách sẽ giảm được phần nào chứng đau lưng.

Mát xa vùng bụng rất hữu ích cho quý II và quý III. Nó giảm chứng táo bón và tăng sự đàn hồi giúp bạn sinh bé dễ dàng. Khi mát xa vùng bụng, bạn nên dùng những cử chỉ nhẹ nhàng, xoa bóp dễ chịu.

Việc mát xa chỉ nên sử dụng vào quý II hoặc quý III. Nếu bạn có nguy cơ bị sảy thai hoặc những vấn đề về sức khỏe, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu. Chỉ nên mát xa khoảng 15-20 phút và thường xuyên thay đổi tư thế.

Bạn nên dừng việc mát xa lại nếu bạn cảm thấy buồn nôn, choáng, không thoải mái hoặc bất kì triệu chứng nào khác. Những bà bầu mà có xu hướng hay ợ nóng thì nên nghỉ ngơi sau bữa ăn khoảng 2 giờ đồng hồ rồi mới mát xa. Những phụ nữ bị tiểu đường nên có một bữa ăn nhỏ trước khi mát xa.

 

Chú ý đến tư thế nằm

 

Từ tháng thứ 5 thai kỳ, mẹ bầu được khuyến khích nằm nghiêng chứ không nên nằm ngửa khi ngủ. Bạn cũng có thể dùng thêm những chiếc gối ôm mềm để chèn xung quanh cơ thể. Biện pháp này sẽ khiến chị em có giấc ngủ ngon dù bụng bầu đã vượt mặt.

 

Ngoài tư thế nằm, chị em cũng cần chú ý đến tư thế đứng, ngồi. Không nên đứng, ngồi một chỗ quá lâu. Khi ngồi nên chọn ghế có phần tựa, đặt thêm chiếc gối nhỏ phía sau lưng và gác chân lên cao một chút.

Hãy tránh xa đôi giày cao gót trong thời gian mang thai. Chúng có thể gây mất thăng bằng, làm biến đổi hình dáng của bạn. Ngoài ra, khi đi giày quá cao, bạn sẽ cảm thấy không an toàn. Nếu bắt buộc phải dùng, nên chọn loại vừa phải, thường xuyên tháo giày, xoa bóp hai bàn chân.Thai phụ nên chọn trang phục rộng rãi, chất liệu co giãn tốt để máu lưu thông, cơ thể vận động thoải mái hơn.

Sử dụng đai đeo bụng

 

Từ tháng thứ 7 thai kỳ, khi bụng bầu đã khá lớn, chị em nên sử dụng đai đeo bụng bầu để hỗ trợ việc nâng đỡ cho lưng. Trên thị trường hiện có bán rất nhiều sản phẩm này, chị em có thể tham khảo và chọn cho mình đai đeo phù hợp nhất.

Ngải cứu rang muốn giúp mẹ bầu bớt đau lưng. (ảnh: internet)


Chữa đau lưng bằng bài thuốc dân gian

 

Ngoài những lưu ý trên, chị em có thể áp dụng thêm những bài thuốc dân gian trị đau lưng khá hiệu quả dưới đây:

Ngải cứu + muối

 

Chuẩn bị một nắm lá ngải cứu, rửa sạch, để ráo nước rồi đem sao vàng lên với muối hạt to. Sau đó bọc lá ngải trộn muối vào một chiếc khăn mỏng hoặc túi vải. Để nhiệt độ ấm vừa phải rồi chườm lên vùng bị đau nhức nhiều lần vào buổi tối trước khi đi ngủ. Đã có nhiều mẹ thực hiện phương pháp này và thấy khá hiệu quả.

Rượu gừng

 

Gừng rửa sạch đập dập rồi cho vào lọ rượu trắng, đậy nắp để khoảng 3 ngày lấy ra xoa bóp những khu vực bị đau nhức. Để hỗn hợp này đạt hiệu quả hơn, chị em nên ngâm rượu gừng lâu hơn một chút (khoảng một tháng). Chăm chỉ xoa bóp với rượu gừng mỗi buổi tối sẽ giúp mẹ bầu bớt đau lưng và ngủ ngon hơn đấy.

 

theo: kienthucgiadinh

Leave a Reply

Or