Chia sẻ 5 bí kíp xử lý tình huống khó khăn với trẻ

Sau đây là 5 cách phản ứng rất hiệu quả mà tôi đã tiến hành với con trai tôi trong những tình huống cực khó khăn.

Tôi không phải là cha mẹ hoàn hảo. Vì thế tôi rất cố gắng để thực hiện tốt vai trò của mình. Tôi đọc rất nhiều sách tham khảo, nghe theo lời khuyên của nhiều bạn bè và các thành viên gia đình.

“Cha mẹ chỉ có thể đưa ra lời khuyên tốt hoặc hướng trẻ đi trên con đường đúng đắn, nhưng cuối cùng hình thành tính cách của một người nằm trong tay của chính họ. ” – Anne Frank

Khi con nói tục

Chồng tôi đưa ra câu hỏi cho con trai tôi: “Anh hùng thì có nói tục không?” Tất nhiên câu trả lời là “không”.

Con tôi cũng như bao đứa trẻ khác bị ám ảnh bởi những nhân vật siêu nhân, anh hùng trong thần thoại.
Vì vậy, chồng tôi nói tiếp: “Hãy nói chuyện như một người anh hùng”. Và điều đó hiệu quả đối với con trai tôi.

Đương đầu với khó khăn

“Bạn tốt xuất hiện ở những thời điểm khó khăn” Khó khăn thử thách những người dũng cảm. Thế nên con đừng sợ hãi khó khăn mà hãy đương đầu với việc đó.

Dạy trẻ biết giúp đỡ

Hãy đề nghị con giúp đỡ. Hãy nói với con rằng bình thường bố mẹ là người giải quyết những rắc rối trong gia đình này, nhưng đôi khi bố mẹ cần các con giúp.

Tuy nhiên, hãy kiên quyết với trẻ khi trẻ bảo “Mẹ, con không làm được cái này, mẹ hãy giúp con” lúc trẻ muốn xếp đồ chơi lego theo đúng hướng dẫn.

Bởi nếu chúng ta cho trẻ cơ hội để giải quyết vấn đề riêng của chúng, thì trẻ không chỉ học được kỹ năng làm việc đó mà còn vun đắp được tính tự tin của trẻ. Bạn hãy giúp trẻ bằng cách tỏ ra kiên nhẫn với trẻ và đưa ra những câu hỏi để trẻ trả lời.

Giúp trẻ nói chuyện trực tiếp

dạy trẻ

Nếu con phàn nàn vì chuyện gì đó liên quan đến bạn bè đó hãy động viên con “Con cần phải nói chuyện với cậu ấy về điều đó”.

Trẻ em thường kêu ca, phàn nàn với người lớn ngay lập tức khi có chuyện gì đó xảy ra. Hãy khuyến khích con nên nói chuyện trực tiếp với bạn bè những điều mà trẻ thấy phiền lòng vì hành vi của bạn bè.

Bởi hầu hết trẻ đều ngại khi phải đối mặt để nói lại những điều mà trẻ không thích. Vì vậy, bạn hãy hướng dẫn con bằng cách nói: “ Hãy để cho bạn ấy biết rằng con không thích bạn ấy đánh con. Hãy hỏi bạn ấy một cách nhẹ nhàng là lần sau không được làm như vậy nữa”.

Dạy trẻ đồng cảm

“Con là một người tốt . Người tốt không đối xử với người khác như vậy”. Tôi nói thật. Con trai tôi là người tốt. Trung thực mà nói thì trẻ em đều là những đứa trẻ có tâm hồn hướng thiện.

Tuy nhiên, đồng cảm là điều không thuộc bản chất tự nhiên. Bởi vì dường như thế giới đang xoay quanh trẻ và vòng quay này vô tận với trẻ. Trẻ được hưởng sự quan tâm đặc biệt. Vì thế nên trẻ dần thiếu đi sự đồng cảm.

Bố mẹ hãy hướng dẫn trẻ từ những điều đơn giản nhất. Hãy hỏi con “Con cảm thấy thế nào nếu như…” và “Con có nghĩ là bạn ấy cảm thấy như thế nào khi con bảo bạn ấy ngu ngốc?”

Trẻ sẽ dừng lại và suy nghĩ. Khi trẻ suy nghĩ về những điều sẽ xảy ra là lúc trẻ học được cách nuôi dưỡng phát triển cảm xúc.

theo: phunutoday

Leave a Reply

Or