Chảy máu cam có liệu có đáng ngại?

Nếu để bé nằm ngửa khi bị chảy máu cam, tình trạng có thể tệ hơn. Việc mẹ nắm bắt những cách xử trí đơn giản và hiểu các nguyên nhân sẽ giúp giảm đi sự lo lắng khi bé mắc phải tình trạng này

Nguyên nhân gây chảy máu cam

Không phải chỉ có nóng trong người như quan niệm của nhiều mẹ, nguyên nhân chảy máu có thể là do dị ứng, cảm lạnh, viêm nhiễm trong khoang mũi… nhưng hầu hết đều không gây hậu quả gì nghiêm trọng. Chỉ cần các mạch máu mỏng manh trong mũi bị khô hay bị kích thích bởi trẻ hay ngoáy mũi và bị vỡ là đủ để gây chảy máu theo các mức độ khác nhau. Một nguyên nhân hiếm gặp hơn là do cấu trúc mũi bất thường.

Trẻ bị chảy máu cam

Hiện tượng chảy máu cam có thể xảy ra thường xuyên với các bé từ 3 đến 10 tuổi

Cách xử trí

Chảy máu cam không phải là bệnh và có thể xử lý tại nhà. Nếu đó là lần đầu tiên bé bị chảy máu cam, mẹ cần trấn an để giúp bé bớt hoảng sợ. Bé cần được ngả người về phía trước, dùng hai ngón tay giữ chặt mũi trong khoảng 10 phút. Nếu bỏ tay ra sớm hơn, máu có thể vẫn chưa ngừng chảy. Trong thời gian này, bé sẽ hô hấp bằng miệng. Mẹ có thể cho bé chườm lạnh sẽ giúp cầm máu nhanh chóng.

Lưu ý, tư thế nằm ngửa hay ngả ra sau chỉ khiến bé cảm thấy khó chịu hơn, bởi máu có thể chảy ngược vào khoang mũi, xuống họng gây sặc hoặc nôn mửa.

Giảm thiểu tình trạng chảy máu cam

Bạn có thể hạn chế dùng máy lạnh khiến không khí trở nên khô, thay vào đó là quạt hơi nước tạo độ ẩm hay dùng quạt thông thường. Bên cạnh đó, bổ sung vitamin C cũng giúp ngăn ngừa tình trạng này. Cách vài tuần, bạn có thể dùng nước muối sinh lý để rửa mũi cho bé, không làm quá thường xuyên vì điều này càng khiến các mạch máu trong mũi bị khô, kích ứng và dễ chảy máu.

>> Xem thêm: Dinh dưỡng cho bé: Vitamin và chất khoáng

Nếu bé mới bị va đập, té ngã thì mẹ nên đưa con đến bác sĩ nhi khoa để kiểm tra chắc chắn xem có chấn thương nào nặng ở mũi không. Trong trường hợp bé có tật ngoáy mũi, bạn có thể hạn chế bằng cách cho bé cầm đồ chơi, nặn tượng… trong lúc thức và ôm gối khi ngủ để từ từ bỏ thói quen này.

Tuy việc xử trí khi bé chảy máu cam khá đơn giản, thỉnh thoảng mẹ cũng cần lưu ý kiểm tra xem liệu bé có bị dị vật rơi vào mũi hoặc cấu trúc khoang mũi bất thường không. Nếu câu trả lời là có, bé sẽ cần được can thiệp về mặt y khoa để tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

MarryBaby

Leave a Reply

Or