Chăm sóc trẻ sơ sinh tuần đầu tiên (Phần 2)

Đây là thời điểm bạn cần phải nắm vững các kỹ năng mới mà bạn không có cơ hội thực hành trước cho đến khi con bạn chào đời, như cho con bú, dỗ con khóc, chống chọi với mệt mỏi khi không thể ngủ thẳng giấc và giải quyết những công việc “không hẹn mà đến”.

Các chỉ dẫn dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng quen với những việc cần làm trong tuần đầu tiên làm mẹ.

Khuyến khích bố tham gia cùng

Việc yêu cầu bố phải chăm sóc bé ngay từ đầu có thể sẽ hơi khó khăn, nhất là khi bố không có thời gian nghỉ.

Cách thích nghi: Đề nghị bố tập làm ngay khi có thể. Còn một cách khác để giúp bố làm quen với việc này: Để cho bố trong phòng một mình với những công việc liên quan đến việc chăm sóc bé, tránh tạo tâm lý “phải làm như thế này, thế kia”, và từ đó bố sẽ tự tìm cách để làm tốt những công việc đó.

Mẹo cho mẹ: Khuyến khích chồng dành nhiều thời gian nhất có thể để ở bên cạnh bé ngay từ thời gian đầu, cho dù đó là tắm rửa, bế con sau khi bú, âu yếm, hay thay tã. Đôi khi, bạn có thể thấy rất khó chịu khi chồng không làm theo đúng ý mình nhưng đừng nên nói ra nhé, chồng bạn có thể cảm thấy bạn không trân trọng những cố gắng của anh ấy.

cham soc tre so sinh 4

Lần đầu tắm cho bé

Chắc hẳn nhiều bố mẹ mới rất lo lắng khi lần đầu tiên tắm cho bé, nhỡ đâu mình trượt tay thì sao?!

Cách thích nghi: Thư giãn và tắm bé thật chậm rãi. Bạn cần phải vệ sinh sạch sẽ và kỹ lưỡng khu vực xung quanh dây rốn của bé. Bạn giữ dây rốn bé càng khô thì thời gian rụng sẽ càng sớm. Nên lau người bé nhẹ nhàng bằng khăn mềm. Hơn nữa, nếu bé của bạn là trai và đã được cắt bao quy đầu, bạn sẽ cần chờ cho tới khi vết thương của bé lành hẳn mới cho bé vào tắm trong chậu nước.

Chuẩn bị sẵn tất cả những vật dụng cần thiết trong tầm tay của bạn, điều này giúp bạn có thể giữ bé trong tay mọi lúc. Sau đó đặt bé vào một chiếc khăn sạch và nhẹ nhàng lau rửa toàn thân cho bé với một chiếc khăn ấm và sữa tắm dành cho trẻ sơ sinh.

Hồi phục sức khỏe sau khi sinh

Bạn đã có sự chuẩn bị gì cho những cơn đau có thể xảy ra sau khi sinh và những mệt mỏi sau đó hay chưa?

Cách thích nghi: Những gì bạn đang trải qua là hoàn toàn bình thường, thậm chí ngay cả khi bạn chưa từng nghe ai nói về chúng từ trước. Dần dần cơ thể bạn sẽ hồi phục và bạn sẽ lấy lại sức khỏe của mình. Trong khi chờ sức khỏe hồi phục, nên nhờ một thành viên trong gia đình chăm sóc bạn hoặc ít nhất bạn phải nghỉ ngơi và đảm bảo không gắng gượng quá sức.

Mẹo cho mẹ: Trao đổi trước với chồng về việc bạn cần được nghỉ ngơi sau khi sinh và nhờ những người khác trong gia đình nấu ăn và dọn dẹp giúp bạn.

Thay tã cho bé

Chú ý theo dõi tất cả màu sắc hiển thị trong phân của bé. Phân thải ra trong lần đi tiêu đầu tiên được gọi là phân su, có màu đen và đó là những chất bẩn còn sót lại khi bé còn trong bụng mẹ. Khi bé bú sữa một thời gian, phân sẽ thay đổi từ màu nâu sang màu xanh, rồi màu vàng nhạt. Đừng nghĩ rằng phân trong thời gian này sẽ cứng. Không có chất gì trong phân bé trong vài tháng đầu tiên nên phân sẽ rất mềm.

Tới ngày thứ tư sau khi sinh, bé có thể tè ướt từ bốn đến tám tã một ngày, ị ba đến sáu lần một ngày, và bắt đầu tăng cân. Nếu bạn nhìn thấy màu đỏ trong phân, cần gọi ngay cho bác sỹ. Đây có thể là máu. Nếu phân không màu, cũng nên gọi ngay cho bác sĩ vì đó có thể là dấu hiệu của một căn bệnh tiềm ẩn.

 

 

theo: marrybaby

Leave a Reply

Or