Cảnh báo: 90% các ông bố, bà mẹ đang dắt tay con sai cách dẫn đến vẹo khuỷu

Có phải hầu hết mọi người đều dắt tay con trẻ như thế này? Bạn có biết rằng như thế này là hoàn toàn sai và sẽ rất nguy hiểm?

Những hành động đáng yêu của các em luôn mang lại hạnh phúc cho ông bà, cha mẹ…Tuy nhiên các em cũng rất dễ bị tổn thương vì hiếu động và do cấu tạo xương còn rất mềm. Khi người nhà hay lôi, kéo trẻ lúc trẻ đi chậm, hoặc lúc cho trẻ tập đi, nếu vô tình trẻ bị ngã, người lớn sẽ theo phản xạ kéo tay của trẻ lên, rất có thể sẽ bị rút khớp khuỷu tay. Tuổi càng nhỏ, ảnh hưởng của chấn thương kiểu này càng lớn.


Kéo tay trẻ quá căng hoặc dắt đi quá nhanh sẽ ảnh hưởng đến khuỷu tay của bé

Vùng khuỷu tay là nơi dễ gãy xương nhất ở trẻ em. Trong đó gãy trên hai lồi cầu cánh tay chiếm tỉ lệ cao nhất, khoảng 50 – 60%  các gãy xương vùng khuỷu. Tai nạn này thường xảy ra ở trẻ dưới 4 tuổi, từ 6 tuổi trở lên khá ít gặp.

Khi tai nạn xảy ra, sự phát triển xương của trẻ có thể sẽ bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Nếu điều trị không đúng như nắn đắp thuốc, nắn không hết di lệch …có thể để lại nhiều di chứng như vẹo khuỷu, giới hạn vận động khuỷu, liệt thần kinh không phục hồi …

Dù việc này khá đơn giản nhưng không ít những ông bố bà mẹ không chú ý về vấn đề này, dễ dẫn đến những tai nạn đáng tiếc. Nhưng cũng có những cách phòng vệ để bảo vệ xương của con trẻ. Sau đây là một vài điều người lớn, những người hay ở bên chăm sóc trẻ cần phải biết.

1. Khi dắt/cho bé tập đi, không được để cánh tay bé quá thẳng, quá căng, có thể đeo một miếng đệm vào khuỷu tay cho bé.

2. Không chỉ cầm mỗi bàn tay của bé, nên cầm sâu vào cả cẳng tay để chắc chắn hơn.

3. Không kéo tay bé quá mạnh, không được đi quá nhanh, bé không theo kịp sẽ bị vấp và ngã.

4. Khom người xuống một chút, hướng người vào phía trong bé, bé còn nhỏ nên luôn cần người lớn ở gần để bảo vệ và phản xạ nhanh.

Theo nuoiconkieumy

Leave a Reply

Or