Cách uốn con vào nếp mà không cần đánh mắng

Giáo dục con trẻ đôi khi khiến nhiều bậc cha mẹ mệt mỏi, đòn roi có khi được lôi ra để là giải pháp rèn nắn. Tuy nhiên cách làm này chỉ gây tổn thương chứ không trị dứt điểm sự ương bướng của trẻ.

Cha mẹ nên thiết lập các quy tắc dạy con

Quy định, nguyên tắc tạo nên nề nếp, thói quen kỷ luật tốt cho trẻ. Vì vậy, bố mẹ nên thường xuyên cùng con thảo luận về các quy định yêu cầu trẻ thực hiện như không được phép đi với người lạ, không được tự ý đi đâu nếu chưa có sự cho phép của bố mẹ… Hãy để trẻ nhớ dần dần, dạy trẻ qua những tình huống cụ thể.

Cách uốn con vào nếp mà không cần đánh mắng

Cha mẹ nên thiết lập trước nguyên tắc dạy con, biết đánh vào tâm lý, lòn tự trọng để trẻ tự sửa mình

Dạy trẻ nhỏ bằng cách đánh vào tâm lý hơn thua

Đối với đứa trẻ tầm 4 – 6 tuổi, đánh vào tâm lý hơn thua của trẻ là cách tốt nhất mẹ có thể khiến bé ngoan ngoãn nghe theo lời mình. Ví dụ khi bé lười ăn, thay vì cáu gắt mẹ chỉ cần “ra đòn” bằng một câu hỏi vu vơ: “Không biết ai có thể ăn hết đĩa trái cây này trong vòng 10 phút được nhỉ? Haiz, chắc chẳng có ai đâu…” Trẻ bị đánh vào tâm lý hơn thua sẽ tự động “ứng cử” và cố gắng giải quyết nỗi lo của mẹ trong vòng “một nốt nhạc”.

Đối với trẻ lớn hơn, hãy đánh vào lòng tự trọng

Các bậc phụ huynh sẽ không thể nào “bắt ép” một cô bé, cậu bé 10 – 15 tuổi tự nguyện làm việc nhà nếu chỉ ép buộc la mắng. Thế nhưng nếu đánh vào lòng tự trọng của trẻ bằng những câu nói như “Mẹ nghĩ một chàng trai có vóc dáng cao to như con, cầm cây chổi quét nhà là điều không hề khó” (Chỉ có những người yếu ớt mới không nhấc nổi cây chổi) hoặc “Con gái của mẹ có khuôn mặt rất xinh đẹp, thế nhưng nếu ai tới chơi nhìn thấy góc học tập của con bừa bộn thế này, ắt hẳn sẽ rất buồn”.

Sử dụng tâm lý học không phải là một hành động xấu, bởi vì nó chỉ khích lệ chứ không hề làm tổn thương cảm xúc của trẻ. Tương tự như vậy, tùy vào từng trường hợp mẹ có thể đưa ra các “đòn” tâm lý khác nhau. Đảm bảo với những đứa trẻ dù thông minh, lanh lợi và không dễ dàng bị “dụ”, bạn vẫn có thể “qua mặt” con bằng đòn tâm lý nhẹ bẫng này.

Hướng dẫn nhẹ nhàng cho trẻ

Để trẻ nhỏ thực hiện các quy định, nguyên tắc là một điều hết sức khó khăn, đòi hỏi bố mẹ phải kiên trì hướng dẫn thật nhẹ nhàng, rõ ràng, cụ thể. Chẳng hạn, để bé luôn rửa tay trước khi ăn thì bố mẹ phải làm gương, rồi hướng dẫn trẻ cách rửa tay như thế nào và lý do vì sao phải làm điều đó, đồng thời nhắc nhở thường xuyên để hình thành thói quen này cho bé.

 Theo phunuvn

Leave a Reply

Or