Cách phân biệt cua bơm chất tạo gạch, chị em đi mua nhớ phải cẩn thận

Mới đây vừa xuất hiện một đoạn clip ghi lại cảnh bơm chất tạo gạch vào cua khiến nhiều người kinh hãi, tôi muốn chia sẻ với mọi người cách để phân biệt cua bị bơm chất tạo gạch, tránh rước tai họa vào người.

Trước hết, mọi người hãy xem đoạn clip ghi lại cảnh tượng hãi hùng này:

Theo tôi được biết thì chất tạo gạch cua gồm lòng đỏ trứng vịt pha với bột mỳ, trộn với chất bảo quản có thành phần phoóc môn* có thể giữ được một số ngày trong mai mà không chảy, không phân hủy, không biến màu. Sau đó được bơm vào những con cua đã chết trước đó để làm chậm quá trình phân hủy, mục đích là giữ cho cua lúc nào cũng “tươi”.

*Phoóc môn có tên hóa học là formaldehyde (công thức hóa học HCHO). Ở thể dung dịch phooc môn có tính sát trùng rất mạnh, kết hợp với chất anbumin tạo ra chất chống thối giữa, bảo quản. Nếu phoóc môn xâm nhập vào cơ thể con người có thể từ gây khó tiêu hóa đến gây viêm loét các tế bào, thực quản, dạ dày, ruột…. Nếu nhiễm phải một lượng cao có thể gây tử vong.

Theo như tôi tìm hiểu từ những người bạn thương lái thì cách để phân biệt cua bị bơm chất tạo gạch không hề khó, trước hết là hãy cầm con cua lên, nạy nhẹ diềm mai phía cuối, nếu là gạch thật thì sẽ có màu vàng cam tươi, còn gạch giả thì màu đỏ nhạt hơi ngả màu xanh. Gạch thật khi chế biến có màu đỏ như son và khi cầm lên cảm thấy chắc, càng nhai càng thơm mùi đặc hữu của gạch cua. Còn đối với cua bị bơm chất tạo gạch thì khi chín, gạch của bóng và hơi bỡ, có mùi tanh hôi đặc trưng của hải sản thiu.

Chưa hết, cá và tôm còn bị bơm thuốc và nước để tăng trọng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta.

tom-1461740484330
Tôm bị bơm tạp chất.

Khi chọn tôm, nếu thấy con tôm cứng, thẳng đơ thì đó là tôm đã được bơm tạp chất. Bình thường mình tôm mềm, cong.

Mang tôm bơm tạp chất cứng, phồng căng trong khi mang tôm thường mềm, phẳng. Về màu sắc, gần như không thể phân biệt được tôm bơm và tôm sạch. Mình tôm bơm tạp chất thường mập, căng bất thường, mập đến nỗi các đốt trên thân tôm gần như bị giãn ra, nhất là đốt nối giữa đầu và thân.

Tôm bơm khi mới chết thường bị phù đầu, gai vểnh, xòe đuôi. Đầu và thân nhanh chóng rời nhau. Tôm bơm khi nấu chảy nhiều nước, thịt tôm bị teo lại. Khi ăn thịt bở, vị nhạt hơn so với bình thường.

Nếu là tôm bị bơm thạch, khi nấu chín, bóc vỏ tôm ra sẽ dễ dàng thấy lớp rau câu nằm giữa lớp thịt và vỏ tôm. Nhất là ở phần đầu, dưới mang.

Do đó, mọi người hãy tìm mua tôm còn sống và nhảy, không rớt chân càng, đây là cách an toàn và dễ nhận biết nhất để chắc chắn rằng bạn đang mua tôm tươi sống. Và đối với tôm đông lạnh, nếu các khớp nối giữa các đốt tôm khít thì là tôm mới, còn nếu các khớp này rộng ra tức là tôm đã bị để đông lạnh quá lâu.

hoa-chat
Cá bị bơm nước hoặc tạp chất khi cân.

Nên mau cá còn sống và nhờ người bán làm cá cho mình tại quầy. Nếu mua cá đã chết hoặc đông lạnh thì nên nhìn vào mang cá, nếu còn đọng máu là cá tươi. Ngược lại, mang không đỏ nhưng nhìn cá vẫn rất tươi, chắc chắn đã được ướp qua hàn the. Cá ướp hàn the, urê nhìn thấy rất tươi nhưng khi ấn tay vào thân cá thì thấy mềm, mình cá lõm xuống do độ đàn hồi thấp, mắt cá lõm vào trong, ngửi cá có mùi lạ chứ không phải mùi tanh đặc trưng của cá.

Hy vọng thông tin trên giúp ích được cho chị em mình.

Theo WTT

Leave a Reply

Or