Cách nấu cháo ăn dặm bổ dưỡng khoa học nhất cho trẻ mẹ nào cũng cần

Cách nấu cháo ăn dặm bổ dưỡng khoa học nhất cho trẻ mẹ nào cũng cần – các bạn hãy lưu lại ngay!

Không chỉ đơn thuần là nghiền nhuyễn thức ăn rồi bắt bé ăn hết, nấu đồ ăn dặm cần nhiều “mẹo” để đảm bảo dinh dưỡng và kích thích sự thèm ăn ở bé.

Tặng các bà mẹ lần đầu nấu đồ ăn dặm cho con những bí kíp – nho nhỏ thôi nhưng cực hữu ích trong quá trình chế biến và nấu ăn để bé yêu ăn khỏe, ăn ngoan, tăng cân đều và chóng lớn:

Nguyên liệu nấu cháo cho bé ăn dặm

Cách nấu cháo cho bé ăn dặm các mẹ thường chế biến đó là kết hợp nấu cháo trắng với các loại rau, củ, thịt… để đảm bảo các thành phần dinh dưỡng cho trẻ được hấp thụ một cách tốt nhất. Tuy nhiên khi dùng các nguyên liệu này các mẹ nên nhớ:

– Rau chỉ dùng lá, không dùng cuống cứng.

– Gạo nấu cháo là gạo tám xay vỡ, thường không pha thêm bất cứ loại hạt gì, không pha gạo nếp.

– Chưa nên nêm nước mắm vào cháo hay bất cứ gia vị nào khác.

– Không nên vo gạo quá kỹ trước khi nấu cháo làm mất lớp cám gạo chứa nhiều vitamin B1.

– Nên dùng nước sôi để nấu cháo thay cho dùng nước lạnh, hạt cơm sẽ dẻo hơn, các chất dinh dưỡng ít bị mất hơn.

– Khi nấu cháo chín nên cho một chút dầu ăn.

chuan-bi-chao-an-dam-dung-cach-cho-be

Cách nấu cháo ăn dặm cho bé

– Nấu cháo trắng từ đêm hôm trước:

Cách này vừa giúp bạn tiết kiệm gas khi nấu cháo cho bé vừa có một nồi cháo nhừ nhuyễn hơn. Bạn có thể dùng nồi cơm điện hay nồi nấu cháo chuyên dụng để nấu và điều quan trọng nữa là sáng sớm bạn sẽ chỉ mất từ 15- 20 phút để nấu cháo cho bé mà không bị tốn quá nhiều thời gian.

– Để bữa ăn của bé được tươi ngon bạn nên:

Bữa sáng cho bé ăn một chén cháo trứng (cháo trắng và 1 quả trứng) hoặc cháo sữa (cháo trắng và 7 muỗng sữa bột), trưa chiều tối thì ăn cháo thịt băm hoặc các loại khác sau khi bạn đã đi chợ về.

– Hãy băm thịt thật nhuyễn:

Khi chế biến thịt bạn nên băm nhuyễn để không mất công phải say lại, lọc bỏ gân xơ sau đó bạn đánh tan với nước lạnh trước khi cho trực tiếp vào nồi cháo đang sôi. Làm như vậy bé sẽ dễ ăn hơn và cháo cũng không bị vón cục.

– Thêm rau xanh vào cháo

Các mẹ nên cho một ít rau xanh vào cháo của bé như rau ngót, mồng tơi… nên nhớ là phải băm nhuyễn rồi mới cho vào cháo nhé. Khi nấu chín bạn nên cho một chút dầu ăn vào cháo để tạo cảm giác béo ngậy, thơm ngon kích thích vị giác của bé.

Chú ý: Khi bé mới bắt đầu ăn dặm bạn không nên cho gia vị vào cháo của bé, các loại rau, thị thì ăn bữa nào nấu bữa đó không nên nấu một lần rồi dùng nhiều bữa.

Theo suckhoe

Leave a Reply

Or