Các virus, vi khuẩn dễ nhiễm vào bào thai

Trong giai đoạn còn nằm trong bụng mẹ, bào thai có thể bị nhiễm khuẩn, virus gây bệnh Rubella, thủy đậu, Herpes, Cytomegalo virus.

Virus, vi khuẩn có thể gây nhiễm khuẩn bào thai qua cổ tử cung của mẹ; qua nước ối và qua nhau thai.

Mức độ nguy hiểm

Tùy từng dạng nhiễm khuẩn mà mức độ nguy hiểm tới bào thai là khác nhau:

Bào thai bị nhiễm virus Rubella: Virus Rubella có thể gây dị tật não, bệnh tim, điếc bẩm sinh, mù bẩm sinh cho bé. Các bệnh lý này thường xuất hiện khi mẹ bị nhiễm Rubella trong 20 tuần đầu mang thai. Tuy nhiên, bệnh lý tim bẩm sinh chỉ xảy ra khi mẹ nhiễm Rubella trong 8 tuần đầu mang thai.

Các nguy cơ khác với bé là đầu nhỏ, chậm phát triển tâm thần; bất thường về hành vi, di chứng thần kinh; bệnh lý tự kỷ…

Virus, vi khuẩn có thể gây nhiễm khuẩn bào thai qua cổ tử cung của mẹ; qua nước ối và qua nhau thai.

Bào thai nhiễm thủy đậu: Thủy đậu được coi là bệnh lành tính ở cả người lớn và trẻ em, nếu được phát hiện và điều trị đúng cách. Nhưng với phụ nữ mang thai, thủy đậu có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai.

– Triệu chứng của thủy đậu: Bệnh khởi phát đột ngột với triệu chứng nổi mụn nước ở vùng đầu mặt, chân tay và thân. Trong vòng 12-24 tiếng, mụn nước có thể nổi toàn thân. Mụn nước có kích thước 1-3mm chứa dịch trong. Trường hợp nặng, mụn nước sẽ to hơn và có màu đục do mủ.

Bên cạnh đó là các triệu chứng sốt cao, đau đầu, đau cơ, nôn…

Nếu người mẹ chưa từng bị thủy đậu lại chưa tiêm phòng trước mang thai thì người mẹ có khả năng bị thủy đậu.

Bệnh thủy đậu có thể ảnh hưởng tới mẹ và thai theo từng giai đoạn của thai kỳ:

– 3 tháng đầu, nguy cơ thai bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh là 0,4%. Biểu hiện là sẹo ở da, bệnh lý võng mạc, đục thủy tinh thể, nhẹ cân; chân tay ngắn, chậm phát triển tâm thần.

– 3 tháng giữa: Nguy cơ thai nhi bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh tăng lên 2%. Sau tuần 20 của thai kỳ, bệnh hầu như không ảnh hưởng tới thai.

– Trong vòng 5 ngày trước khi sinh và 2 ngày sau sinh: Nếu bị thủy đậu, bé sơ sinh có nguy cơ nhiễm bệnh tới 25-30%.

Bào thai nhiễm Virus Herpes: Bé dễ mắc các dị tật thần kinh bẩm sinh; canxi hóa trong não, mắt; loạn sản võng mạc…

Cytomegalo virus: Bé sơ sinh có nguy cơ bị gan, lách to; giảm tiểu cầu; não nhỏ; viêm võng mạc, não úng thủy… nếu nhiễm Cytomegalo virus trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ.

Phòng nhiễm virus, vi khuẩn bào thai

– Để phòng virus Herpes: Nếu người vợ hay chồng có dấu hiệu bất thường ở vùng kín (ngứa, cảm giác bỏng rát, khó chịu…) thì nên tạm ngưng quan hệ vợ chồng và đi khám ngay. Đặc biệt, vợ chồng cũng cần phải ngưng quan hệ qua đường miệng. Kể cả khi sờ vào những nốt loét thì vẫn có thể lây nhiễm sang các bộ phận khác của cơ thể.

– Để phòng thủy đậu và Rubella: Người mẹ nên có kế hoạch tiêm phòng từ trước khi mang thai.

Ngoài ra, mẹ bầu nên cách ly với những người bị bệnh, bị ốm… để phòng bản thân bị nhiễm virus từ người bệnh xung quanh.

Mẹ bầu nên tăng cường dinh dưỡng để luôn khỏe mạnh, tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật.

Mẹ bầu nên giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt. Mẹ bầu nên rửa tay thường xuyên.

Ngọc Huê (tổng hợp)

Theo Mevabe

Leave a Reply

Or