Các giai đoạn phát triển của bé trong tử cung mẹ

Thai nhi trải qua 7 giai đoạn phát triển trong 40 tuần và trong thời gian này, người mẹ cũng trải qua rất nhiều thay đổi trong cơ thể.

Theo các chuyên gia, lối sống và chế độ ăn uống của người mẹ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của em bé.

cac giai doan phat trien cua be trong tu cung me - 1

Thai nhi trải qua 7 giai đoạn phát triển trong 40 tuần và trong thời gian này, người mẹ cũng trải qua rất nhiều thay đổi trong cơ thể. (ảnh minh họa)

Dưới đây là 7 giai đoạn phát triển của mẹ trong tử cung, người mẹ cần biết:

Hợp tử

Sau khi thụ thai (tinh trùng gặp gỡ trứng) là lúc đứa trẻ bắt đầu hình thành như một tế bào đơn lẻ được gọi là hợp tử. Các hợp tử này cực nhỏ nhưng lại chứa toàn bộ thông tin chi tiết về ADN của em bé. Đây cũng được gọi là giai đoạn phát triển đầu tiên của bào thai.

Phôi nang

Giai đonạ phát triển tiếp theo của bào thai có tên là phôi nang. Các hợp tử nhỏ bắt đầu phân chia và nhân đôi liên tục tạo thành các cấu trúc mới. Vào ngày thứ 6, phôi nang đi vào tử cung của người mẹ và bắt đầu giai đoạn cấy vào thành tử cung. Từ đây một giai đoạn mới của em bé lại hình thành.

Phôi thai

Sau khi phôi nang đã cấy vào trong tử cung, sự phân chia tế bào mới xảy ra. Phôi nang này hoạt động nhanh chóng để không ngừng lớn lên, được gọi là phôi thai. Phôi thai này vẫn tiếp tục phân chia thành các đặc điểm khác nhau . Đây được gọi là giai đoạn phát triển của phôi thai.

Thai kỳ thai nghén

Giai đoạn thai nghén này được tính từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 8 thai kỳ. Đây được coi là giai đoạn phát triển những cơ quan chính trong cơ thể của trẻ. Các đặc điểm chính đã xuất hiện như mí mắt, tay, chân, ngón tay, ngón chân và cột sống… Ngoài những đặc điểm bên ngoài, bên trong cơ thể, hệ tiêu hóa cũng đã hình thành.

cac giai doan phat trien cua be trong tu cung me - 2

Giai đoạn thai nghén này được tính từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 8 thai kỳ. (ảnh minh họa)

Giai đoạn kết thúc phôi thai

Giai đoạn này xảy ra vào cuối tuần thứ 8 thai kỳ trở đi. Em bé đã có khả năng nắm bàn tay nhưng đôi mắt vẫn nhắm kín cho đến khoảng tuần thứ 28.

Em bé cũng bắt đầu những chuyển động đầu tiên và đã có thể di chuyển nhưng mẹ chưa thể cảm nhận được. Vào thời điểm này em bé đã được gọi là thai nhi thực thụ.

Giai đoạn 3 tháng giữa

Ở quý thứ 2 thai kỳ, em bé không ngừng phát triển vượt bậc và người mẹ cũng nhận ra những thay đổi rõ rệt của bản thân. Tại thời điểm này, bác sĩ hoàn toàn có thể nghe được nhịp tim của bé bên ngoài bụng mẹ qua ống nghe. Đặc biệt, mẹ đã nhận thấy những chuyển động rõ rệt của em bé từ tuần 18-20 thai kỳ. Em bé cũng trở nên hoạt bát hơn và nhào lộn nhiều hơn.

Giai đoạn 3 tháng cuối

Vào tuần thứ 28 thai kỳ, em bé có khả năng đóng – mở mắt và đã bước vào tháng thứ 6 thai kỳ. Nếu vì một vấn đề gì đó mà bé buộc phải sinh non thì đã có khả năng sống sót cao. Em bé cũng tiếp tục phát triển không ngừng cho đến tuần thứ 40. Từ tuần 37 thai kỳ, bé sẽ sẵn sàng chào đón thế giới bất cứ lúc nào và được coi là đủ ngày tháng để chào đời.

Leave a Reply

Or