Bộ nguyên tắc nuôi dạy con của 10 gia đình nổi tiếng thế giới

Các nhà chính trị, ngoại giao, doanh nhân nổi tiếng trên thế giới chia sẻ các bộ 10 nguyên tắc nuôi dạy con truyền thống của họ. Mời độc giả tham khảo.

Thế gia chính trị: Gia tộc Kennedy

(Dành tặng những bố mẹ hi vọng khắc phục khó khăn và muốn đời sau của mình trở thành chính trị gia)

  1. Viết nhật ký nuôi dạy con và đọc sách nuôi dạy con.
  2. Giúp trẻ hình thành thói quen tuân thủ thời gian.
  3. Bố mẹ thường xuyên kể lại những câu chuyện xảy ra trong công việc cho trẻ.
  4. Khi ăn cơm nên hình thành một không khí thảo luận tự nhiên, hài hòa.
  5. Giáo dục trẻ nguyên tắc sống còn: “Người giành được thành tích đầu bảng không bị người khác xem thường”.
  6. Khi trẻ gặp khó khăn, bố mẹ đứng trên góc độ của trẻ giúp trẻ giải quyết.
  7. Đào tạo cho trẻ vào các trường đại học danh giá, giúp trẻ giành kết nối tốt nhất.
  8. Để cho trẻ hiểu được đạo lý: Sự vụng về và không thích ứng lúc đầu sẽ trở thành cơ hội chín muồi nếu trẻ cố gắng không ngừng.
  9. Nói cho trẻ hiểu: Cần thiết lập mục tiêu lớn lao, nhưng không quá vội vàng, bắt buộc phải tuân thủ dần dần mới có khả năng đạt được thành công.
  10. Nên hình thành một mối quan hệ chung sống hài hòa giữa bố mẹ và con cái, tạo không khí người trong gia đình thường xuyên giúp đỡ nhau.

Tổng thống thứ 35 của Mỹ, Jack Kennedy

Thủ tướng Thụy Điển: Gia tộc Wallenberg

(Dành tặng cho những bố mẹ muốn con mình trở thành CEO và quý tộc giàu sang được kính trọng).

  1. Làm lính phục vụ trong Hải quân, trau dồi tinh thần kiên trì không bỏ buộc.
  2. Học tập ở các trường đại học danh tiếng thế giới và làm việc trong các doanh nghiệp nước ngoài để mở mang tầm nhìn.
  3. Xây dựng mối quan hệ kết nối giữa người với người trên thế giới.
  4. Tuân thủ và xem trọng các nguyên tắc lưu truyền từ các thế hệ trước để lại.
  5. Cái gì lấy được từ xã hội thì dùng nó cống hiến cho xã hội.
  6. Hàng tuần, dành thời gian đi tản bộ với con cái vào sáng sớm.
  7. Em mặc quần áo thừa của anh, từ đó nuôi dưỡng được tác phong sinh hoạt tiết kiệm.
  8. Làm việc gì cũng không nên lỗ mãng, tránh các hành động gây đánh đấm, thủ đoạn.
  9. Bố là người thầy về nhân sinh cho con cái và các cháu, truyền thụ trí tuệ và kinh nghiệm để giáo dục con cháu.
  10. Nếu muốn trở thành người thừa kế, đầu tiên phải có một tấm lòng yêu nước.

Thế gia ngành ngân hàng Seattle: Gia tộc Gates

(Dành tặng cho những bố mẹ chuẩn bị đào tạo con cái trở thành Bill Gates đời thứ 2, thứ 3)

  1. Để lại cho con tài sản lớn nhưng bắt buộc tạo khó khăn để con phấn đấu trở thành nhân tài sáng tạo.
  2. Bố mẹ giúp con hiểu và tạo ra mạng lưới quan hệ giữa người và người ở góc độ quốc tế
  3. Hạn chế thiếu sót để kết giao với bạn cùng mục đích, cùng ước mơ theo đuổi.
  4. Khi nhỏ đọc nhiều tiểu thuyết hoặc xem nhiều phim về khoa học viễn tưởng.
  5. Món quà tình yêu thương và tinh thần khuyến khích con thực hiện đam mê  của người mẹ có thể sẽ thay đổi vận mệnh của con cái.
  6. Mở mang tầm mắt thông qua đọc sách, báo.
  7. Con cái, anh em trong gia đình giàu có cũng không được nuông chiều.
  8. Khi cơ hội đến, không ngần ngại đối mặt với thách thức.
  9. Kinh nghiệm tích lũy nhiều năm sẽ trở thành cơ sở phát triển sự nghiệp sau này.
  10. Con cái học tập gương bố mẹ truyền lại phương pháp giáo dục gia đình cho thế hệ sau.

Gia tộc tôn kính người Do Thái: Gia tộc Rothschild

(Dành tặng những bố mẹ hi vọng con cái trong nhà đoàn kết một lòng, cùng trở thành người giàu có)

  1. Xem trọng truyền thống đoàn kết trong gia tộc.
  2. Không chạy theo tiền tài.
  3. Dạy con có quan điểm tiền tài đúng đắn.
  4. Tin tức là tiền tài, từ nhỏ bắt đầu xem trọng tính quan trọng của tin tức.
  5. Thu thập thông tin và kinh nghiệm để truyền đến thế hệ nối tiếp.
  6. Tránh xa tư tưởng chạy theo lợi ích vật chất.
  7. Kiên trì nguyên tắc “không phải con trai không tham gia kinh doanh”.
  8. Không quên lời dạy “5 mũi tên” thúc đẩy anh em hòa thuận, đoàn kết. (Câu chuyện “5 mũi tên” của người Do Thái có ý nghĩa giáo dục tương tự chuyện “Bó đũa” của dân tộc Việt, nói về tinh thần đoàn kết).
  9. Lưu giữ truyền thống từ thiện cho, tặng.
  10. Người Do Thái đoàn kết giúp đỡ nhau, cùng phát triển sự nghiệp.

Thế gia học vấn bậc nhất thiên hạ: Gia đình Khổng Tử

(Dành tặng những bố mẹ hi vọng có được an ủi trong cuộc sống giản dị bần hàn và hi vọng con cái giành được dũng khí từ giáo dục)

  1. Dù cuộc sống nghèo khó, tuyệt đối không oán trách môi trường mình đang sinh tồn.
  2. Kể cả sống trong hoàn cảnh nghèo khổ, người mẹ vẫn tận tình chuyên tâm chỉ bảo cho con cái.
  3. Người càng vĩ đại càng cần tự mình học hỏi và tự mình giác ngộ.
  4. Thất bại cũng không được từ nản, dùng tinh thần chiến đấu ngoan cường vũ trang chính mình.
  5. Thông qua các chuyến đi đường dài khảo nghiệm và luyện tập bản thân.
  6. Người nào sáng suốt đều có thể trở thành thầy của mình.
  7. Kết giao với người cùng chí hướng với mình.
  8. Không tự mình dạy cho con cái, chỉ đôn đốc và kiểm tra tình hình học tập của con.
  9. Điểm yếu của một người có lúc lại giúp người ấy trở thành vĩ nhân bậc nhất.
  10. Bồi dưỡng thói quen ham học hỏi, tìm hiểu.

Gia đình nhà khoa học Marie Curie.

Thế gia danh giá giành giải Nobel: Gia đình Curie

   (Dành tặng những bố mẹ muốn nuôi dưỡng con cái trở thành nhà khoa học ưu tú)

  1. Kể cả không học ở trường cũng có thể trở thành nhân tài ưu tú.
  2. Nguyên tắc thực tế vợ chồng bình đẳng cũng là cách giáo dục con cái ưu tú.
  3. Trong môi trường tự nhiên giáo dục con trẻ có tấm lòng theo đuổi chân lý.
  4. Bố mẹ vừa là thầy cô giáo trong gia đình, vừa là người lãnh đạo.
  5. Thông qua cách ông bà giáo dục cháu, thực hiện “giáo dục thế hệ sau”.
  6. Mặc dù bố mẹ đều bận rộn cũng nên xem trọng xây dựng mối quan hệ tương trợ lẫn nhau với con.
  7. “Giáo dục từ bước khởi đầu” của mẹ cực kỳ  quan trọng.
  8. Tuyệt đối không kế tục và biểu dương danh dự của gia tộc để chạy theo mục đích bắt buộc đào tạo con cái trở thành nhà khoa học.
  9. Để cho con cái tự mình nuôi dưỡng ý thức tự lập.
  10. Trong học vấn uyên sâu tìm kiếm bạn đời cùng hiểu ngầm với nhau.

Thế gia khoa học: Gia tộc Darwin

(Dành tặng cho những bố mẹ muốn tạo dựng gia nghiệp truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác)

  1. Bố mẹ là thầy cô giáo trong cuộc đời của con, nhất định phải thể hiện rõ tác dụng lãnh đạo.
  2. Không ngừng tạo ra không khí gia đình tràn đầy âm nhạc khoan thai.
  3. Thông qua hành hương, du lịch, tạo ra bước ngoặt cuộc sống.
  4. Cho dù ở phương diện nào, nếu tính cách không hợp với con cái thì không nên bắt buộc con làm theo ý mình.
  5. Một khi phát hiện con có tố chất bác học, nên toàn sức ủng hộ.
  6. Nếu số người phản đối chiếm đa phần thì sử dụng phương pháp thuyết phục lâu dài.
  7. Xây dựng quan hệ giữa người với người quý báu.
  8. Tạo ra truyền thống gia đình học tập từ thế hệ này đến thế hệ khác.
  9. Xây dựng bảng kế hoạch hàng ngày và cố gắng hoàn thành.
  10. Kết giao với thầy cô, bạn tốt để con sáng tạo ra nhân sinh cuộc sống.

Thế gia Ấn Độ: Gia đình Tagore

(Dành tặng cho những bố mẹ có con cái không thể thích ứng được với cuộc sống ở trường học)

  1. Tạo ra không khí gia đình tràn đầy hương thơm của sách.
  2. Thông qua đọc sách, bồi bổ những kiến thức trẻ không học được ở trường.
  3. Khi trẻ không thể thích ứng với cuộc sống trường lớp, tìm kiếm đối sách tích cực.
  4. Thông qua mời thầy cô đến nhà dạy, nuôi dưỡng nhiều dạng khả năng của trẻ.
  5. Giao ví tiền cho con, tiến hành giáo dục kinh tế cho con.
  6. Đẩy trừ các thành kiến đối với tôn giáo.
  7. Sau khi trở thành người giàu, tích cực ủng hộ nghệ thuật, văn hóa.
  8. Thông qua du lịch thế giới bên ngoài cùng trẻ, từ đó nuôi dưỡng trí tưởng tượng cho trẻ.
  9. Lập kế hoạch chi tiết làm cho trẻ học được càng nhiều đạo lý trong chuyến du lịch.
  10. Hướng dẫn con tiếp xúc với âm nhạc và mỹ thuật từ bé.

Tagore

Thế gia người Nga liên tục 6 thế kỷ: Gia đình Tolstoy

(Dành tặng đa phần những bố mẹ muốn thực hành cùng con để nuôi dưỡng con hình thành thói quen tốt viết nhật ký)

  1. Để trẻ suy nghĩ lại mọi hành vi trong ngày của mình thông qua viết nhật ký mỗi ngày.
  2. Phác thảo bảng kế hoạch cụ thể và giao cho con hành động.
  3. Làm cho mọi thành viên trong gia đình đều hình thành thói quen viết nhật ký.
  4. Từ bé bắt đầu đọc to những bài văn hay, những cuốn sách thú vị cho trẻ nghe.
  5. Có ý thức phát triển tài năng về âm nhạc và mỹ thuật của con.
  6. Sau khi phát hiện tài năng của trẻ, mời giáo viên về nhà hỗ trợ kiến thức.
  7. Học ngoại ngữ với thầy, cô giáo bản địa.
  8. Thường xuyên ở bên cạnh con trẻ và kể chuyện lúc nhỏ cho con nghe.
  9. Miêu tả lịch sử phát triển của gia tộc, làm cho trẻ có cảm giác tự hào với gia tộc.
  10. Nỗ lực giúp đỡ hàng xóm nghèo khó.

Thế gia người Anh kéo dài 6 thế kỷ: Gia đình Russell

 (Dành tặng những bố mẹ chuẩn bị lưu truyền truyền thống tiến bộ và tự hào của gia tộc cho con)

  1. Quá nghiêm khắc và giáo dục chủ nghĩa cấm dục vọng là không hiệu quả.
  2. Quản lý thời gian có hiệu quả.
  3. Không chạy theo giáo dục đặc biệt.
  4. Truyền tải tinh thần chủ nghĩa tự do tiến bộ đến các thế hệ sau.
  5. Hưởng thụ tự do đồng thời tận tâm thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm.
  6. Thu hút mọi năng lượng dồn vào mục tiêu của mình và không ngừng cải tiến.
  7. Cho rằng đó là đạo lý thì không cân phải cân nhắc được mất.
  8. Không được cô lập chính mình, cần tìm kiếm hạnh phúc trong đám đông.
  9. Cố gắng hết sức hình thành thói quen viết thư.
  10. Bố mẹ hàng đầu sẽ đào tạo ra con cái hàng đầu.

 

theo: mecon

Leave a Reply

Or