Bố mẹ không cao nhưng con lênh khênh gần 2m, cả khu phố ngạc nhiên lân la hỏi bí quyết nuôi con thì ra chỉ nằm ở 3 việc này
Hàng xóm cứ đùa rằng chắc anh chị “bón phân” nên các con mới cao đến thế
Trong những năm gần đây, mức sống của mọi người đều không ngừng được nâng cao, đồng thời việc tìm cách thúc đẩy chiều cao của con phát triển đến mức tối đa cũng được các bậc cha mẹ chú trọng. Chính vì thế mà ngày nay, các bạn trẻ ai cũng trông cao ráo và đẹp đẽ.
Tuy nhiên, cũng có nhiều cha mẹ lo ngại rằng bản thân bố mẹ không cao thì làm sao con cao được, cho nên đã buông xuôi để con phát triển tự nhiên. Song trong thực tế vẫn có rất nhiều trường hợp con cao tới tận 1,9m trong khi chiều cao của bố mẹ chỉ xếp ở hàng trung bình.
Đơn cử như hai con trai của thầy giáo Bảo (45 tuổi), sinh sống ở Trung Quốc. Được biết, anh Bảo chỉ cao 1,7m, trong khi vợ anh cao 1,6m. Mặc dù chiều cao của cả hai vợ chồng đều không phải là thấp so với vài chục năm trước, nhưng nếu tính chiều cao trung bình của vợ chồng anh Bảo thì cũng chỉ được 1,65m mà thôi.
Lo lắng hai con trai sẽ thua các bạn về chiều cao nên ngay từ khi các con còn bé, anh Bảo đã rất chú trọng đến việc thúc đẩy chiều cao cho con. Không chỉ đầu tư về mặt dinh dưỡng, thậm chí, anh còn đến gặp bác sĩ nhi khoa nhờ tư vấn những yếu tố nào để trẻ phát triển chiều cao tối ưu. Kết quả, khi hai con trai của anh vào đại học, hai đứa trẻ nhỏ ngày nào nay đã trở thành hai chàng sinh viên cao hơn 1,9m.
Mọi người trong khu phố đều rất ngạc nhiên vì sự chênh lệch chiều cao giữa bố mẹ và con cái của gia đình anh Bảo. Họ hay đùa rằng “chắc anh chị đã ‘bón phân’ cho hai đứa nhỏ rồi”. Tuy nhiên, theo như ông bố này tiết lộ thì có 3 yếu tố chính đã giúp con anh trở thành những chàng trai cao lớn mạnh khỏe như thế này.
1. Ép con ăn nhiều chưa chắc đã tốt
Mọi người đều biết rằng dinh dưỡng là một phần quan trọng không thể thiếu trong quá trình phát triển của trẻ em. Do vậy, có rất nhiều cha mẹ cho rằng trẻ con ăn càng nhiều càng tốt.
Thực tế thì có rất nhiều món ăn không tốt cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng của trẻ, chẳng hạn như các loại thực phẩm nhiều đạm, nhiều chất béo, khó tiêu… Nếu cha mẹ ép con ăn nhiều thức ăn một bữa, nhiều bữa trong một ngày sẽ ảnh hưởng đến tỳ vị, dạ dày của con do áp lực chuyển hóa thức ăn vào cơ thể quá lớn.
Các bác sĩ nói rằng lá lách và dạ dày là hai cơ quan có nhiệm vụ vận chuyển và chuyển hóa nước, thức ăn thành các chất dinh dưỡng để nuôi sống cơ thể. Việc ăn quá nhiều, đặc biệt là nhóm thực phẩm không lành mạnh như thức ăn nhanh, nước ngọt, bánh kẹo…, sẽ làm cho lá lách và dạ dày bị quá tải. Trong khi đó, trẻ còn bé, nghĩa là hai bộ phận chuyển hóa thức ăn này cũng chưa phát triển đầy đủ nên công việc của chúng có thể nói là rất nặng nề.
Do đó, ăn nhiều sẽ không tốt bằng ăn đúng. Cha mẹ nên xây dựng cho con một chế độ ăn lành mạnh, khoa học, đúng bữa đúng giờ, không ăn vặt quá nhiều vừa khiến con bị béo phì, vừa không tốt cho việc thúc đẩy chiều cao. Thỉnh thoảng cha mẹ có thể nấu cho con một chén cháo với một ít thịt thanh đạm để nuôi dưỡng lá lách và dạ dày.
2. Tập thể dục kết hợp với đi ngủ sớm
Tập thể dục sẽ thúc đẩy sự phát triển của xương và ngủ giấc sâu sẽ giúp hormone tăng trưởng được tiết ra nhiều hơn, nhất là vào ban đêm, là hai yếu tố quan trọng nhất giúp trẻ phát triển chiều cao. Anh Bảo chia sẻ anh thường đưa con đi leo núi để hai con được tiếp xúc với ánh mặt trời, từ đó thúc đẩy quá trình tổng hợp vitamin D và hấp thụ canxi.
Việc tập thể dục cũng giúp nâng cao thể lực và khả năng giao tiếp xã hội, vì được đến vùng đất mới, trẻ sẽ học được nhiều điều thú vị hơn và được gặp nhiều người bạn mới.
Bên cạnh đó, cha mẹ cần rèn con thói quen đi ngủ sớm vì nó không chỉ giúp trẻ tái tạo lại năng lượng mà trong thúc đẩy các hormone tăng trưởng được tiết ra tối đa, nhất là trong khoảng thời gian từ 21 giờ tối đến 5 giờ sáng. Nếu trong khoảng thời gian này mà trẻ ngủ không sâu giấc thì sẽ cản trở để việc phát triển của chiều cao.
3. Bổ sung thêm canxi và kẽm cho con
Chiều cao của trẻ chủ yếu phụ thuộc vào sự phát triển của xương, mà sự phát triển của xương lại không thể không có canxi. Tương tự như vậy, thiếu kẽm cũng sẽ làm cho trẻ biếng ăn và kén ăn. Điều này vô tình kìm hãm chiều cao phát triển.
Các cha mẹ nên tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ về vấn đề bổ sung canxi và kẽm trước khi cho con sử dụng để tránh trường hợp thừa các chất nguyên tố vi lượng này cũng không tốt cho con.
Theo afamily