Bố cao 1m80, mẹ 1m68 nhưng con trai chỉ cao 1m50: Sai lầm “chí mạng” của cha mẹ khiến chiều cao của con bị hạn chế

Trong cuộc họp phụ huynh mới đây, cô Vương thậm chí thấy một cặp phụ huynh khác có chiều cao thấp hơn vợ chồng cô nhưng con trai họ lại cao hơn Tiểu Đào đến nửa cái đầu.

Nhiều người vẫn thường quan niệm cha mẹ cao thì con cái cũng sẽ cao. Song đó lại là một quan niệm không hề đúng. Di truyền đích thực có ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ nhưng nó không quyết định toàn bộ chiều cao của con.

Mới đây một bà mẹ họ Vương ở Trung Quốc đã đưa cậu con trai tên Tiểu Đào đến phòng khám nội tiết để kiểm tra. Lý do bởi bố của Tiểu Đào cao 1m80, cô Vương cũng cao 1m68 nhưng cậu con trai của họ năm nay đã 13 tuổi lại chỉ cao có 1m50. Tức là thấp hơn so với chiều cao chuẩn là gần 10cm.

Trong cuộc họp phụ huynh mới đây, cô Vương thậm chí thấy một cặp phụ huynh khác có chiều cao thấp hơn vợ chồng cô nhưng con trai họ lại cao hơn Tiểu Đào đến nửa cái đầu. Điều đó khiến cô Vương vô cùng lo lắng nên đã đưa con đi khám bác sĩ.

Bố cao 1m80, mẹ cao 1m68 nhưng con trai chỉ cao 1m50: Sai lầm "chí mạng" của cha mẹ khiến chiều cao của con bị "ngốn bớt" - Ảnh 1.
Vợ chồng cô Vương đưa con trai đi khám bác sĩ nội tiết.

Sau khi hỏi han cặn kẽ tình hình, bác sĩ đã đưa ra kết luận. Sở dĩ chiều cao của Tiểu Đào thấp hơn hẳn so với chuẩn và cũng không lý tưởng như chiều cao của cha mẹ là vì chế độ dinh dưỡng của cậu bé có vấn đề. Tiểu Đào khá kén ăn và rất thích ăn đồ ăn vặt. Trong khi đó vợ chồng cô Vương lại nuông chiều con, thường để con trai ăn rất nhiều đồ chiên rán và đồ ăn sẵn.

Về lâu về dài cậu bé bị mất cân đối dinh dưỡng, thậm chí là thiếu hụt một số dưỡng chất quan trọng. Bên cạnh đó lại thừa chất béo và đường, có nguy cơ dẫn đến béo phì. Cho dù cậu bé có yếu tố di truyền lý tưởng nhưng chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển chiều cao ở trẻ nhỏ. Chính vì lý do đó mà chiều cao của Tiểu Đào bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ biếng ăn để phòng ngừa tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng?

Dường như việc cho con ăn hàng ngày đã trở thành một trận chiến không có khói thuốc súng giữa cha mẹ và những đứa trẻ kén ăn. Để con hứng thú hơn với bữa ăn, cũng là để đảm bảo cho con một hàm lượng dinh dưỡng tối ưu phục vụ việc phát triển chiều cao, cha mẹ cần lưu ý:

Đừng ép buộc bé phải ăn khi bé không muốn: Các biện pháp như đe dọa, trừng phạt, la mắng, thậm chí là đánh đập đều khiến tình trạng biếng ăn của bé ngày càng trầm trọng hơn. Điều đầu tiên mà cha mẹ cần tuyệt đối tránh chính là ép buộc con ăn, điều đó chỉ gây tác dụng ngược mà thôi.

Tạo thực đơn với đa dạng các thức ăn và trình bày bữa ăn đẹp mắt: Trong mỗi bữa ăn nên có ít nhất một món ăn mà bé thích, điều này có thể kích thích sự thèm ăn của trẻ. Để con tự lựa chọn món con thích ăn, miễn sao món ăn không gây hại cho trẻ là được. Hãy khuyến khích con ăn tất cả các món ăn có trên bàn, dù chỉ ăn mỗi thứ một ít.

Bố cao 1m80, mẹ cao 1m68 nhưng con trai chỉ cao 1m50: Sai lầm "chí mạng" của cha mẹ khiến chiều cao của con bị "ngốn bớt" - Ảnh 3.

Luôn cho trẻ ăn đúng giờ và cho trẻ ăn cùng gia đình (nếu có thể): Đặt quy tắc cho con là không được tự tiện ăn bất cứ thứ gì nếu chưa đến cữ ăn nhẹ và bữa ăn chính. Trước khi bắt đầu bữa ăn khoảng 10 -15 phút, hãy thông báo cho bé biết là đã sắp đến giờ ăn. Hầu hết trẻ em thích bắt chước hành động của người khác. Vì vậy, bố mẹ hãy ăn uống đúng giờ, là tấm gương tốt cho bé trong việc ăn những thực phẩm tốt cho sức khỏe. Việc cả gia đình quây quần bên mâm cơm và vừa ăn vừa nói chuyện vui vẻ giúp bé ăn ngon miệng hơn.

Chia nhỏ khẩu phần ăn hàng ngày của con thành những bữa nhỏ: Nếu con biếng ăn, bạn hãy chia bữa ăn của bé ra thành nhiều phần và cho bé ăn từng chút một vào những khoảng thời gian nhất định.

Cho con ăn bữa nhẹ bằng những thực phẩm tốt cho sức khỏe: Bạn có thể cho trẻ ăn những thức ăn nhẹ vào các bữa phụ như: sữa chua, trái cây, bánh ít ngọt… nhưng không nên cho trẻ ăn gần với bữa chính.

Không cho trẻ uống quá nhiều trước và trong khi ăn kể cả khi thức uống là sữa hay nước trái cây: Việc trẻ uống quá nhiều nước trước và trong khi ăn sẽ khiến trẻ có cảm giác no, không còn hứng thú để ăn. Ngoài ra, bạn cần hạn chế cho con uống sữa vào thời điểm gần sáng vì sẽ gây ảnh hưởng tới bữa ăn sáng hôm sau.

Khuyến khích trẻ cùng vào bếp chuẩn bị thức ăn: Trẻ con rất thích đưa ra quyết định mình sẽ ăn gì. Bạn hãy trao đổi cùng bé về việc bữa kế tiếp sẽ ăn món gì rồi chọn thực phẩm để có một bữa ăn cân bằng. Hãy khuyến khích bé phụ bạn nhặt rau, rửa rau, trộn thức ăn, dọn bàn ăn cho cả nhà. Những điều này sẽ kích thích bé muốn ăn những món mà bé đã phụ nấu.

Bố cao 1m80, mẹ cao 1m68 nhưng con trai chỉ cao 1m50: Sai lầm "chí mạng" của cha mẹ khiến chiều cao của con bị "ngốn bớt" - Ảnh 4.
Cho trẻ vào bếp cùng sẽ khuyến khích trẻ hứng thú với chuyện ăn uống hơn (Ảnh minh họa).

Đảm bảo thức ăn đầy đủ dưỡng chất: Một trong những điều bạn phải đảm bảo là thức ăn mà con bạn ăn phải đầy đủ dưỡng chất. Các vitamin cùng khoáng chất trong chế độ ăn uống cũng có thể kích thích sự thèm ăn của trẻ. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, kẽm có thể giúp kích thích sự thèm ăn ở trẻ. Những thực phẩm có chứa kẽm là thịt bò, thịt gà, cá và nhiều loại rau có màu xanh đậm.

Cho trẻ vận động đầy đủ: Việc trẻ ít vận động cũng có thể khiến trẻ biếng ăn. Bạn nên khuyến khích bé vận động hàng ngày. Nếu có thể, hãy dành thời gian vận động cùng con. Bạn có thể đi bộ, nhảy dây, chơi đuổi bắt, đá bóng… cùng con. Việc vận động khiến bé tiêu hao nhiều năng lượng nên bé sẽ có cảm giác đói, ăn ngon hơn và có sức khỏe tốt hơn.

Ngoài ra, bạn cần lưu ý không cho bé dùng điện thoại, đồ chơi, đọc sách/đọc truyện tranh, xem tivi hay dùng các thiết bị công nghệ khác trong khi ăn. Tuyệt đối không dùng thức ăn làm phần thưởng nhằm tránh nảy sinh tâm lý vì được thưởng nên ăn chứ không phải vì bé thích món ăn đó hay món đó tốt cho sức khỏe.

Theo afamily

Leave a Reply

Or