Biểu hiện của trẻ suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng ở trẻ em là vấn đề tất cả gia đình và xã hội quan tâm. Suy dinh dưỡng ở trẻ sẽ dẫn đến tình trạng phát triển không cân bằng và ảnh hưởng đến cả sự thông minh của bé sau này. Nhiều bà mẹ nghĩ con còi cọc mới là suy sinh dưỡng, tuy nhiên các chuyên gia nhi khoa khẳng định: “nhiều trẻ mập mạp thừa cân vẫn có nguy cơ bị suy dinh dưỡng”.

Biểu hiện của trẻ suy dinh dưỡng

Vậy như thế nào mới là trẻ suy dinh dưỡng? Bố mẹ hãy xem xét bé có những biểu hiện của trẻ suy dinh dưỡng dưới đây ko nhé:

 Cân nặng của trẻ không đủ chuẩn

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của WHO dành cho bé trai và bé gái theo từng độ tuổi không khó kiếm. Mẹ có thể theo đó làm chuẩn để theo dõi quá trình phát triển của con. Ví dụ, theo Chuẩn phát triển trẻ em của WHO, bé trai 3 tuổi có cân nặng trung bình khoảng 14,3 kg và chiều cao trung bình nằm ở mức 96,1 cm. Cân nặng của bé gái 3 tuổi vào khoảng 13,9 kg và cao trung bình 95,1 cm. Nếu bé nhà bạn đang nằm dưới mức chuẩn này thì đáng báo động rồi đấy.

Từ chối ăn món mới lạ

Việc thay đổi thực đơn cho bé thường xuyên là điều quan trọng để bé không bị chán và đa dạng dinh dưỡng cho bé, mẹ tăng dần số lượng lên vào lần sau, khi con đã cảm thấy “an toàn”.

Nếu bé từ chối ăn những món mới, dù mẹ đã cất công chế biến và giới thiệu cho con; bé luôn né tránh những món lạ, chỉ ăn một vài loại thức ăn quen thuộc, chỉ thích vài mùi vị hay vài món ăn được chế biến theo cách nhất định như thịt rang, trứng chiên, cá chiên… thì chắc chắn trẻ sẽ bị thiếu hụt dinh dưỡng, dẫn đến sụt cân, nguy cơ suy dinh dưỡng và khả năng nhiễm bệnh cao. Bởi vì trẻ cần được ăn đủ nhóm chất, thức ăn đa dạng và chế biến đúng cách mới đủ để phát triển thể chất, trí não.

Bieu-hien-cua-tre-suy-dinh-duong-4

 Lượng thức ăn của bé quá ít

Nếu bé đang đi học, mẹ có thể hỏi cô giáo xem con ăn có ít hơn các bạn nhiều không? Nếu bé ở nhà với mẹ, thì mẹ có thể biết được lượng thức ăn của con nhiều hay ít. Nếu so với các bé cùng độ tuổi, bé của mẹ ăn ít hơn hẳn, chỉ một vài miếng là bé không chịu ăn nữa… thì bé đúng là sắp suy dinh dưỡng. Nếu như mẹ cảm thấy bó tay trước chứng biếng ăn của bé, dù mẹ đã làm đủ mọi cách thì mẹ nên cho bé đến bác sĩ dinh dưỡng. Có thể đó chỉ là một giai đoạn biếng ăn sinh lý của bé, hoặc bé đang mọc răng. Dù nguyên nhân nào đi nữa thi bác sĩ sẽ cho bé bổ sung vi chất, dinh dưỡng để bù vào phần thiếu hụt…

Thời gian bữa ăn kéo dài

Mỗi bữa ăn của bé, dù là ăn dặm hay bé đã tự ăn thì trẻ chỉ cần từ 15-20 phút để hoàn thành bữa ăn thông thường. Nếu bữa ăn của bé kéo dài đến hơn 30 phút, thậm chí có khi đến gần 1 giờ đồng hồ thì đây là một trong những triệu chứng đầu tiên báo hiệu con bạn đang bước vào giai đoạn biếng ăn. Mẹ cần phải tác động ngay đừng để tình trạng này kéo dài.

 Hãy cho con ăn món chúng thích, kèm theo một món theo mẹ là cần thiết. Mẹ nên kết thúc bữa ăn của con đúng thời gian, không nên dây dưa để tạo cho bé thói quen ăn uống tích cực. Bạn đừng sợ con ăn không đủ sẽ bị đói, bọn trẻ không bao giờ nhịn đói đến ngất xỉu đâu, bản năng sẽ khiến chúng đòi ăn khi cảm thấy đói bụng và muốn ăn.

 Bé quấy nhiễu trong giờ ăn

Suốt giờ ăn, bé không hợp tác mà liên tục “giở trò” như: la khóc, giả vờ nôn ói, ngậm miệng, ngậm thức ăn thật lâu cho đến khi cơm trong miệng bé chảy nước tỏng tỏng. Bé cứ chạy tới chạy lui suốt giờ ăn chẳng chịu ngồi yên, bé nhè ra khi không muốn ăn hoặc ham chơi hơn ăn uống… Nếu con có các biểu hiện này, nghĩa là bé đang chán ăn, lười ăn rồi mẹ ạ. Mẹ thử thay đổi thực đơn của con, cho con ăn đúng giờ, ít ăn vặt, và khi ăn mẹ cho bé ngồi vào ghế ăn và ăn kiểu chúng thích (tự bốc) chứ đừng ép con ăn xem có cải thiện tình hình không nhé!

Nguồn: tổng hợp

Leave a Reply

Or