Bé gái 3 tuổi đã nặng 35kg, bác sĩ xót xa: Trẻ ăn uống thế này rất nguy hiểm!
Cha mẹ không chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt cho trẻ một cách phù hợp, rất dễ khiến trẻ bị thừa cân, gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Mới đây, một cô bé 3 tuổi nổi tiếng trên mạng xã hộ Trung Quốc có biệt danh là Peggy đã thu hút sự chú ý của mọi người vì cân nặng quá đà. Theo những hình ảnh ghi lại trên tài khoản xã hội của mẹ cô bé người Trung Quốc này, 2 năm trước, Peggy lúc đó mới 1 tuổi rưỡi, tròn trịa và hồng hào.
Peggy 2 tuổi rưỡi đã nặng 25 kg; 3 tháng trước, Peggy nặng hơn 30kg. Gần đây, Peggy 3 tuổi đã đạt 35kg. Điều khó chịu hơn nữa là bố mẹ Peggy không những không lo lắng mà còn cho con ăn ngày càng nhiều và còn hào hứng thông báo: Đứa trẻ sẽ vượt 50kg.
Vụ việc khiến mọi người cảm thấy khó tin và gây ra tranh cãi lớn trên Internet. Ở góc độ sức khỏe, việc này sẽ gây ra những tác động xấu gì cho trẻ?
Bác sĩ Ngô Úy, phó giám đốc Khoa nội tiết, Bệnh viện nhi của Đại học Chiết Giang (Trung Quốc), cho biết: Cách ăn uống này rất nguy hiểm. Một bé gái 3 tuổi nặng 35 kg, nặng gấp 2,5 lần trẻ bình thường cùng tuổi, bị béo phì nghiêm trọng và có thể gây ra các vấn đề chuyển hóa toàn thân.
Qua hình ảnh mẹ bé chia sẻ, cô bé đã ăn uống quá độ khiến insulin trong cơ thể luôn duy trì ở mức cao, lâu ngày phát triển sẽ gây ra chứng tăng insulin máu, kháng insulin, tiểu đường và thậm chí là bệnh tim mạch, gút,… có thể đe dọa đến tính mạng”.
Bác sĩ Ngô Úy cho biết, bệnh viện đã điều trị cho một bệnh nhi bị béo phì nặng bị đột quỵ do cao huyết áp, co giật và liệt nửa người, dù đã được các nhân viên y tế cấp cứu nhưng vẫn không cứu được. Trước đó có một cậu bé hơn 4 tuổi, vòng bụng là 95 cm, bằng với một người trưởng thành, chỉ số khối cơ thể (BMI) trên 35, được coi là béo phì nặng. Đứa trẻ này không chỉ mắc các bệnh chuyển hóa khác nhau do béo phì mà còn mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ, ngáy như sấm khi ngủ vào ban đêm. Sau một đêm đứa trẻ đột ngột qua đời trong giấc ngủ, người cha chết ngất sau khi biết nguyên nhân có liên quan đến béo phì.
Trẻ béo phì dễ bị tiểu đường, gan nhiễm mỡ…
Bác sĩ Ngô Úy cho biết, một đứa trẻ quá béo dễ gây ra nhiều loại bệnh về chuyển hóa như đường huyết cao, mỡ máu cao, huyết áp cao, gan nhiễm mỡ,… Nhiều trẻ đến điều trị tại bệnh viện đã mắc bệnh tiểu đường vì ăn quá nhiều, béo phì nặng. Do khởi phát từ khi còn nhỏ nên trẻ khó tự quản lý chế độ ăn uống của mình, có trẻ lén uống Coca dù biết mình bị tiểu đường, cuối cùng phải nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt.
Quá béo dễ gây dậy thì sớm và loạn sản. Ví dụ, một bé trai tăng 10 cân trong ba tháng và mới 9 tuổi 5 tháng, nhưng kết quả kiểm tra tuổi xương cho thấy đã 12,5 tuổi, và sự phát triển tinh hoàn của trẻ đã đạt 6ml. Theo quan điểm y học, không hiếm trường hợp tinh hoàn phát triển trên 4ml được coi là dậy thì sớm.
Béo phì ở trẻ em cũng có thể gây ra gan nhiễm mỡ, nếu không kiểm soát tốt tình trạng viêm nhiễm thì lâu ngày gan cũng sẽ bị xơ hóa, khả năng mắc ung thư gan ở những trẻ này trong tương lai sẽ cao hơn rất nhiều so với những trẻ bình thường.
Làm thế nào để giúp trẻ kiểm soát cân nặng?
Không nên sử dụng thuốc giảm cân hoặc ăn kiêng quá mức để kiểm soát cân nặng khi còn nhỏ, nên lựa chọn các phương pháp khoa học để cải thiện chế độ ăn uống, bao gồm cả việc kiểm soát lượng calo, kết hợp thịt và rau hợp lý, nấu ăn lành mạnh, kết hợp với tập thể dục để tăng tiêu hao cơ thể, để trẻ có kế hoạch giảm cân lành mạnh.
Các môn thể dục như tập aerobic vận động cơ bắp và chất béo tốt hơn cho trẻ để đạt được hiệu quả giảm cân. Cụ thể, chẳng hạn như đi bộ nhanh, chạy, bơi lội, đạp xe, chơi bóng, thể dục nhịp điệu, đá cầu,… Cha mẹ có thể lựa chọn một vài môn thể thao cho con dựa vào thời tiết, môi trường sống, địa điểm, sở thích của trẻ và gắn bó lâu dài với chúng.
Về chế độ ăn, cần chú ý cân đối dinh dưỡng, chủ yếu là ngũ cốc, cung cấp đủ lượng đạm động vật chất lượng cao, đủ rau quả, nhất là rau sẫm màu. Tránh ăn quá nhiều thức ăn có protein, chẳng hạn như cá và thịt.
Ví dụ, trẻ em trong độ tuổi đi học (6-12 tuổi) nên tiêu thụ 300-500 gam rau và 300 gam trái cây (khoảng một quả táo) mỗi ngày; trẻ mẫu giáo nên ăn khoảng 200-300 gam rau; giữ lượng sữa tươi ở mức 300 – 500ml, có thể cung cấp lượng canxi dồi dào và protein chất lượng cao.