Báo động việc dùng thuốc cam không rõ nguồn gốc cho trẻ

Theo thống kê của Trung tâm Chống độc từ năm 2011 – 2012 đã có 2.550 trẻ em đến khám và điều trị trong đó có 750 trẻ có hàm lượng chì trong máu vượt mức tiêu chuẩn.

Khi con biếng ăn, tưa lưỡi, thậm chí quấy khóc, thấp còi thay vì đến các cơ sở y tế để thăm khám tìm hiểu nguyên nhân thì các mẹ lại đến thầy lang để lấy thuốc cam về cho con uống. Bất chấp loại thuốc đó không rõ nguồn gốc, thầy lang hoạt động không giấy phép…

Trong những năm gần đây, các bệnh viện như BV Bạch Mai, BV Nhi TƯ đã tiếp nhận nhiều trẻ em nhập viện trong tình trạng tím tái, mệt mỏi, thậm chí hôn mê sau một thời gian sử dụng thuốc cam nhiễm chì.

Trường hợp cháu bé 6 tháng tuổi đang nguy kịch vì sử dụng thuốc cam nhiễm chì…

Sự nguy hiểm này được báo động nhiều trong thời gian qua nhưng tình trạng này vẫn tiếp diễn. Đó là trường hợp cháu bé 6 tháng tuổi được bố mẹ dùng thuốc cam để kích thích ăn uống dẫn đến hôn mê do bị nhiễm chì nặng đang được điều trị tại BV Nhi TƯ trong mấy ngày vừa qua.

Trước đó có gia đình ở Hải Hậu, Nam Định có tới 5 người bị ngộ độc chì do dùng thuốc cam, trong đó có một bệnh nhân đã tử vong tại nhà. Được biết, gia đình này mua thuốc cam bán rong uống để chữa chán ăn, loét miệng, kèm cả thuốc bôi. Sau khi sử dụng thuốc thì cả 5 người đều xuất hiện những biểu hiện như đau đầu, mệt mỏi, một trẻ nhỏ bị co giật, tím tái, tử vong không kịp đến viện.

Theo thống kê của Trung tâm Chống độc từ năm 2011 – 2012 đã có 2.550 trẻ em đến khám và điều trị trong đó có 750 trẻ có hàm lượng chì trong máu > 10mcg/dl (29.4%); chỉ trong tháng 1/2013 trong số có 179 trẻ em bị nhiễm chì thì 47.48% có hàm lượng chì máu lớn hơn10mcg/dl. Trong khi đó, tiêu chuẩn chung thế giới đưa ra là dưới 10mcg/dl, thậm chí khuyến cáo sẽ giảm xuống dưới 5mcg/dl.

PGS.TS. Phạm Duệ – Nguyên GĐ Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai cho biết, chưa kể các đối tượng khác, chỉ tính riêng số trẻ em đến khám và điều trị tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đã thấy mức độ nhiễm độc chì hiện kinh khủng như thế nào.

Đa số trẻ em thuộc đối tượng trên là bị ngộ độc chì từ thuốc cam rởmtừ nguồn thuốc của các ông lang, bà mế không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không có giấy phép kinh doanh…

Theo PGS.TS Phạm Duệ cho biết, có những cơ sở bán thuốc cam được cấp phép, làm đúng lương tâm của người thầy thuốc thì những loại thuốc cam này được chứng nhận là an toàn, có tác dụng tốt cho trẻ. Còn những loại thuốc cam trôi nổi, không rõ nguồn gốc sẽ cực kỳ nguy hiểm đối với trẻ nhỏ.Vì vậy tuyệt đối không được sử dụng loại thuốc cam này cho trẻ.

Theo các chuyên gia y tế, chì là chất đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em. Có trẻ biểu hiện cấp khi vào viện nhưng có trẻ đã ngộ độc mãn, vào viện thì đã nặng.Vào cơ thể chì theo máu đến gan, thận, não,xương, dây thần kinh…

Ngộ độc chì thường có biểu hiện như đau bụng, thiếu máu, suy nhược cơ bắp, suy thận, liệt chi… Có trẻ bị co giật nên dễ nhầm với bệnh động kinh, ảnh hưởng nhiều đến trí não, rất khó hồi phục về trí tuệ, có thể dẫn đến tử vong.

“Khi thấy con cái có dấu hiệu như bị tưa lưỡi hay ăn uống kém, các bố mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế để được tư vấn, tuyệt đối không cho con em dùng thuốc cam, thuốc tễ không rõ nguồn gốc; … Nếu thấy con mình có dấu hiệu sa sút trí tuệ, thiếu máu nên nghĩ đến ngộ độc chì và đưa con đi khám để được thải chì, điều trị kịp thời tại các cơ sở y tế chuyên khoa…”- PGS.TS Phạm Duệ cho biết.

 Theo alobacsi

Leave a Reply

Or