Bà bầu uống nhân sâm, coi chừng sảy thai

Nhân sâm vốn được coi là bài thuốc quý, tố cho sức khỏe con người, dùng trong những lúc mệt mỏi hoặc dưỡng bệnh. Tuy vậy việc sử dụng sâm trong thai kỳ lại tiềm ẩn những nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ.

Vì sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi, không ít các bà mẹ tương lai đã từ bỏ cafe để lựa chọn một loại đồ uống khác ít ảnh hưởng đến sức khỏe hơn. Trà sâm có vẻ là một lựa chọn tốt từ những tác dụng thực tế mà nói mang lại. Ai cũng biết rằng nhân sâm tốt thế nào với sức khỏe con người. Song thật không may, những rủi ro mà nó mang lại thật không nhỏ chút nào.

Lợi ích

Trong nhân sâm có chứa một chất gọi là ginsenosides có lợi cho sức khỏe. Sâm được dùng như một bài thuốc giúp con người khỏe mạnh hơn tăng cường hệ miễn dịch và thậm chí làm giảm nguy cơ ung thư.

Nó còn giúp làm giảm nồng độ cholesterol, giảm các triệu chứng của bệnh tim. Nhân sâm cũng đã được chứng minh làm giảm mệt mỏi, tăng sức chiu đựng về tinh thần và thể chất.

Nhân sâm cũng làm giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 và có thể ngăn ngừa cảm lạnh.

tra sam

Gia tăng sự hồi phục các chức năng của cơ thể, được xem là loại thuốc bổ toàn diện.

Tác dụng chống lão hóa tế bào, thúc đẩy quá trình sinh tổng hợp protein của tế bào mới. Do đó người xưa cho rằng sâm là vị thuốc “cải lão hoàn đồng”.

Kích thích cơ chế miễn dịch của cơ thể, giúp chống lại bệnh nhiễm trùng, là phương thuốc phòng bệnh.

Cảnh báo

Một nghiên cứu vào năm 2003 do tiến sĩ Louis Y Chan và các nhà nghiên cứu khác tại đại học Trung Quốc cho thấy tiếp xúc sớm với nhân sâm có thể gây ra dị tật bẩm sinh trong phôi chuột. Vì lý do này, các bác sĩ khuyên phụ nữ có thai không nên sử dụng nhân sâm, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Cũng trong một nghiên cứu về tác dụng của nhân sâm với thai phụ, một bác sĩ người Mỹ đã tiến hành quan sát hơn 100 người dùng nhân sâm trong 1 tháng trở lên và phát hiện ra họ thường có những phản ứng không tốt như: mất ngủ, kích động cảm xúc, huyết áp tăng cao.

Theo một số ghi chép thì nếu con người dùng quá 100g nhân sâm thì sẽ có cảm giác hưng phấn. Quá 200g sẽ xuất hiện các hiện tượng trúng độc như phát ban toàn thân, ngứa ngáy, chóng mặt, nhiệt độ cơ thể tăng, đầu óc quay cuồng, xuất huyết. Ngoài ra nếu dùng nhân sâm trong một thời gian dài sẽ dẫn đến bí tiểu, từ đó dẫn đến tình trạng phù nước.

Nếu phụ nữ mang thai sử dụng nhiều nhân sâm thì dễ xuất hiện các hiện tượng như nôn mửa, phù nước, tăng huyết áp… thậm chí trong một số trường hợp sẽ bị xuất huyết âm đạo có thể dẫn đến sảy thai.

Nhân sâm không chỉ nguy hiểm cho sự hình thành phôi thai mà trong một số loại trà sâm có chứa caffeine. Phụ nữ mang thai nên hạn chế tiêu thụ caffeine trong khoảng 200 ml hoặc ít hơn mỗi ngày.

Lời khuyên

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, bà bầu không nên sử dụng nhân sâm để tránh những biến chứng không hay có thể xảy ra như nôn mửa, xuất huyết, sảy thai…

Đến giữa thai kỳ, thai phụ có thể sử dụng được nhân sâm nhưng cần hỏi ý kiến bác sĩ về vấn đề này. Chỉ nên dùng liều lượng ít (không quá 100g) và sử dụng trong thời gian ngắn, tránh sử dụng liên tục và thường xuyên

Nếu trong quá trình sử dụng mà xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào như chóng mặt, đau đầu, phù nước nặng hơn nữa là nôn mửa, nhất là xuất huyết thì cần dừng lại ngay lập tức và báo cho bác sĩ

Gừng được biết đến như bài thuốc để giảm buồn nôn ở phụ nữ mang thai. Uống trà gừng, ăn gừng hoặc uống gừng nếu bạn bị ốm nghén.

Thay thế bằng các loại trà thảo dược khác: Trong trà thảo dược không chứa caffeine nên được coi là khá an toàn khi sử dụng. Song FDA vẫn khuyến cáo phụ  nữ mang thai nên thận trọng khi sử dụng.

theo: kienthucgiadinh

Leave a Reply

Or