Bà bầu ăn nhiều rau trái sẽ ít sinh non

Đã gần đến ngày sinh nở, các mẹ đã chuẩn bị tốt cho ngày sinh chưa? Việc chuẩn bị sinh nở không chỉ là sắp xếp các vật dùng cần thiết để mang vào viện, mà còn một số tiểu tiết nhưng rất quan trọng khác bà bầu không nên quên.

1. Tránh tâm lý sợ sệt

Nhiều bà bầu thiếu kiến thức nên có tâm lý sợ sệt quá mức cần thiết về chuyện sinh nở. Tâm lý này không chỉ ảnh hưởng đến việc ăn uống và giấc ngủ của bà bầu trước khi sinh, mà còn ngăn trở khả năng toàn thân ứng phó, làm cho cơ thể không thể nhanh chóng bước vào trạng thái tốt nhất chờ sinh, vì vậy ảnh hưởng đến việc sinh nở bình thường. Trong điều kiện y học hiện đại, chỉ cần kiểm tra kỹ trước khi sinh, tính an toàn của ca sinh nở gần như được đảm bảo 100%.

kinh nghiem di de

2. Ăn uống no trước khi vào viện

Khi sinh nở tiêu hao rất nhiều thể lực, vì vậy trước khi sinh nhất định phải ăn no, ăn ngon. Lúc này gia đình nên nghĩ cách cho bà bầu ăn nhiều thực phẩm dinh dưỡng và dễ tiêu hóa, không nên để bụng đói mà vào phòng sinh.

3. Tránh bị mệt mỏi quá độ về tinh thần và thể lực

Đến kỳ sinh nở, nên giảm bớt hoạt động, giảm thấp cường độ làm việc, đặc biệt cần nghỉ ngơi tốt, ngủ đầy đủ. Chỉ có như vậy mới chuẩn bị đủ sức khỏe thể chất và tinh thần cho việc sinh nở.

Điều tra cho biết, trong cuộc sống sinh hoạt, làm việc bà bầu có phiền phức rất lớn hoặc có thể phát sinh ra một số việc không may mắn ngoài ý muốn, tất cả đều làm cho tinh thần bà bầu trước khi sinh không hứng thú, ưu phiền, khổ tâm. Tâm trạng tiêu cực này có thể làm cho sinh nở không thuận lợi. Đặc biệt, một số người chồng hoặc mẹ chồng rất mực hi vọng sinh con trai, gây áp lực vô hình cho tâm lý bà bầu, đây cũng là một nhân tố dẫn đến khó sinh nở.

4. Đừng quá vội vàng trông chờ ngày sinh

Rất nhiều bà bầu khi chưa đến ngày sinh nở lại lo lắng vội vàng chờ sinh nở từng ngày, đến ngày sinh nở lại ăn không ngon ngủ không yên. Họ không hiểu thời kỳ chờ sinh có một phạm vi hoạt động, trước 10 ngày hoặc sau 10 ngày đều là hiện tượng bình thường. Tục ngữ nói: “dưa chín mới rời cuống” cho nên bà bầu không cần vội.

Lúc bà bầu sắp chuyển dạ thường rất căng thẳng hồi hộp, cần sự động viên kịp thời của gia đình, đặc biệt là của người chồng

Lúc bà bầu sắp chuyển dạ thường rất căng thẳng hồi hộp, cần sự động viên kịp thời của gia đình, đặc biệt là của người chồng

5. Nửa tháng trước khi sinh không nên đi xa

Trước khi sinh nở nửa tháng không nên đi xa nhà, đặc biệt là ngồi xe tàu, bởi các điều kiện đều bị hạn chế trên đường đi, nếu sinh ngoài dự kiến mà lại gặp ca khó khăn thì có thể sẽ nguy hại đến sự an toàn và tính mạng của hai mẹ con.

6. Đừng qua loa, đại khái

Một số bà bầu tính tình “phóng khoáng”, đến kỳ cuối sinh nở vẫn cho rằng sinh nở là việc tự nhiên, có gia đình, bác sỹ nên an nhiên “thư giãn”. Kết quả trước khi sinh thường chuẩn bị không đủ, chân tay vội vàng, như vậy rất dễ gây ra lỗi lầm.

7. Gia đình cần động viên, ủng hộ, chăm sóc hết mực

Thông thường, trước khi sinh bà bầu hay có cảm giác lo lắng, căng thẳng ở một mức độ nào đó, lúc này họ rất hi vọng sự động viên từ gia đình, đặc biệt là người chồng.Vì vậy, trước khi sinh, người chồng nên cố gắng dành nhiều thời gian hơn nữa ở bên cạnh bà bầu, tự mình chăm lo ăn uống ngủ nghỉ của vợ, làm cho vợ cảm thấy chồng đang cùng mình chào đón trải nghiệm mới. Đây là sự trợ giúp tốt nhất của người chồng dành cho vợ trước khi sinh, làm cho vợ có cảm giác thoải mái khi vào phòng sinh nở.

8. Vượt qua nỗi lo lắng sẩy thai, sinh sớm

Một số bà bầu lo lắng sẩy thai, thời kỳ cuối mang thai sợ sinh sớm, vì vậy suốt cả thời gian mang thai không dám hoạt động. Một số bà bầu lại vì lười biếng không muốn hoạt động nhiều. Trên thực tế, bà bầu hoạt động quá ít trong thời kỳ mang thai càng dễ rơi vào tình trạng khó sinh. Vì vậy, khi mang thai bà bầu không nên quá lười, cũng không nằm nghỉ trên giường thời gian dài.

9. Thời gian tốt nhất để nằm viện chờ sinh?

Đến giai đoạn cuối kỳ sinh nở, bác sỹ sản khoa nên cho bạn một số chỉ thị rõ ràng, nói cho bạn biết rõ khi nào cần vào viện chờ sinh. Chỉ thị này dựa vào tình trạng sức khỏe của ban, ví dụ bạn có nguy cơ nguy hiểm hoặc biến chứng thai kỳ không? Đây có phải là thai đầu tiên không? Thời gian bạn vào viện gần đây nhất là khi nào?

Nếu tình trạng mang thai của bạn không phức tạp, bác sỹ cho biết bạn chờ đến khi tử cung co bóp mỗi lần 1 phút, 5 phút/lần mới đến viện chờ sinh. Trên nguyên tắc, nếu bạn có nguy cơ cao, bác sỹ khuyên bạn trước khi sinh nên đến viện sớm.

Nếu triệu chứng trước khi sinh không rõ ràng, nhưng bạn đã cảm thấy mình sắp sinh rồi, bạn có thể đi bệnh viện. Tuy nhiên trong trường hợp bình thường, bác sỹ sẽ khuyên bạn nên ở nhà quan sát và tĩnh dưỡng.

 

 

theo: camnanggiadinh

One thought on “Bà bầu ăn nhiều rau trái sẽ ít sinh non

Leave a Reply

Or