9 bộ phận dễ bị phù nề khi mang thai mẹ bầu nên biết

Thời gian mang thai là lúc mà cơ thể của người phụ nữ có rất nhiều sự thay đổi. Chẳng hạn như mẹ bắt đầu ốm nghén, dễ buồn nôn, tăng cân nhanh chóng, tiết dịch, chảy máu âm đạo, dễ bị đau lưng, chuột rút và đặc biệt là triệu chứng phù nề khi mang thai khiến mẹ rất mệt mỏi, khó chịu.

Theo các chuyên gia thì nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng phù nề khi mang thai là do cơ thể mẹ bầu sản xuất máu nhiều hơn 50% cũng như các thể dịch để đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi đang lớn lên từng ngày trong tử cung. Tình trạng này khiến mẹ vô cùng khó chịu và cảm thấy nặng nề trong sinh hoạt hằng ngày. Và dưới đây là một số bộ phận trên cơ thể dễ bị phù nề khi mang thai mà mẹ cần biết:

Bàn chân

Hầu hết 90% phụ nữ mang thai đều bị sưng bàn chân trong thai kỳ, khiến mẹ cảm thấy khó khăn trong việc đi lại, nhất là càng về những tuần thai cuối cùng. Vì vậy, để giảm bớt tình trạng phù nề khi mang thai ở bàn chân thì mẹ bầu nên ngâm chân trong chậu nước ấm pha một ít muối cho loãng trong khoảng 7 – 10 phút, sau đó dùng khăn sạch thấm khô nước rồi dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng để kích thích máu huyết lưu thông đều đặn.

Phù nề khi mang thai có nguy hiểm không?

Phù nề khi mang thai ở bàn chân là trường hợp phổ biến nhất

Ngoài ra, một cách giúp giảm sưng đơn giản và có hiệu quả lâu dài đó là thực hiện các bài tập thể dục cho vùng chân như nâng cao chân hay duỗi thẳng chân… để tăng lưu thông máu tới khu vực chân.

Mắt cá chân và cẳng chân

Bàn chân bị phù nề khi mang thai thì chắc chắn sẽ kéo theo những vùng xung quanh trên cơ thể sưng theo, mà cụ thể là mắt cá chân và cẳng chân. Tình trạng này cũng khá bình thường tuy nhiên nếu không được áp dụng các cách giảm sưng thì dễ gây ra tình trạng xuất hiện các cục máu đông ở chỗ bị sưng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bà bầu và thai nhi.

Môi

Tình trạng sưng môi trong thời kỳ mang thai là một tình trạng cũng khá phổ biến và nguyên nhân chủ yếu gây ra thay đổi này đó là do cơ thể mẹ thay đổi hormone. Tình trạng này thường sẽ tự biến mất sau khi mẹ sinh xong, tuy nhiên tốt hơn hết là mẹ bầu nên áp dụng các cách như massage môi với dầu oliu hoặc vaseline để làm mềm và giảm sưng nhanh hơn.

Mũi

Mũi mẹ bầu thường dễ bị sưng phồng khiến cho các chị em cảm thấy hơi đau nhức, tuy nhiên đây cũng là một hiện tượng khá bình thường và sẽ tự biến mất sau sinh nên mẹ không cần phải quá lo lắng.

Mặt

Mặt cũng là một trong những bộ phận trên cơ thể chịu ảnh hưởng nhiều từ việc tăng tiết hormone. Và để giảm bớt tình trạng này thì mẹ có thể áp dụng 2 cách sau: 1 là thực hiện các bài tập về cơ mặt theo hướng dẫn của bác sĩ và 2 là điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bằng cách tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C để giảm sưng nhanh và hiệu quả hơn.

Ngực

Tại sao bà bầu thường bị phù nề khi mang thai?

Ngực của mẹ bầu thường lớn và sưng đau khi mang thai

Ngực là vùng có nhiều sự thay đổi nhiều đối với phụ nữ mang thai và “thủ phạm” hàng đầu cũng là do hormone thai kỳ gây ra. Nó gây ra hàng loạt sự thay đổi vùng ngực của mẹ như ngực trở nên lớn hơn, căng tức, sưng dẫn đến dễ bị đau và thường được gọi là hiện tượng chửa ngực khi mang thai. Tuy nhiên, đây là một hiện tượng khá bình thường bởi ngực phải thay đổi để chuẩn bị tiết sữa và sau khi con chào đời thì tình trạng sưng, đau ngực sẽ giảm bớt.

Âm đạo

Chắc hẳn mẹ bầu nào cũng sẽ gặp phải tình trạng sưng nhẹ ở vùng âm đạo, đây là một tình trạng phù nề khi mang thai khá phổ biến. Nguyên nhân thứ 1 là do máu truyền đến vùng kín sẽ nhiều hơn để đáp ứng sự phát triển của thai nhi, thứ 2 là do cân nặng bà bầu và lượng dịch trong tử cung cũng nhiều hơn nên việc âm đạo bị sưng nhẹ cũng là điều dễ hiểu.

Tĩnh mạch

Khi các tĩnh mạch chứa đầy dịch sẽ khiến cho chúng có xu hướng sưng nhẹ. Cách tốt nhất để giảm bớt tình trạng này đó là mẹ hãy massage nhẹ vùng bị sưng để tăng cường lưu thông máu, ngoài ra mẹ nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, không bó sát và đi giày rộng.

Lợi (nướu)

Đã có rất nhiều chị em phụ nữ mang thai gặp phải các vấn đề về răng miệng, nhất là tình trạng viêm lợi. Tình trạng này dẫn đến đau nhức và chảy máu chân răng, nếu không được điều trị sớm sẽ ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của thai nhi.

Mẹ nên làm gì khi bị phù nề khi mang thai?

Thường xuyên chăm sóc răng miệng là cách tốt nhất để giảm tình trạng sưng viêm lợi

Vì vậy, để điều trị cũng như ngăn ngừa tình trạng này thì tốt nhất mẹ bầu nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được điều trị chuyên khoa. Đồng thời, mẹ hãy chăm sóc sức khỏe răng miệng thường xuyên bằng cách đánh chỉ nha khoa và đánh răng 2 lần/ngày là tốt nhất.

Conlatatca.vn

Leave a Reply

Or