8 mẹo mua đồ chơi an toàn cho trẻ mọi ông bố bà mẹ đều cần biết

Với vô vàn những mẫu mã chủng loại đồ chơi trên thị trường hiện nay, chọn mua được đồ chơi luôn đảm bảo an toàn cho trẻ, tránh được các rủi ro và tai nạn không phải là điều dễ dàng, nhưng chỉ khi bố mẹ không biết 8 mẹo sau đây.

1. Luôn luôn phải đọc nhãn mác cẩn thận

Trước hết, bạn phải luôn kiểm tra nhãn được gắn trên đồ chơi trẻ em. Trước khi mua bất cứ thứ gì, hãy nhớ rằng bao bì của đồ chơi phải ghi rõ bất kỳ cảnh báo an toàn nào có thể khiến trẻ nhỏ gặp nguy hiểm. Không nên bỏ qua những nhãn như “Không phù hợp với trẻ dưới ba tuổi” vì chúng không chỉ ra trình độ kỹ năng hoặc trí thông minh cần thiết mà thực sự là một lời cảnh báo rằng đồ chơi có thể khiến bé gặp nguy cơ hóc nghẹn hoặc có các cạnh sắc nhọn.

8 mẹo mua đồ chơi an toàn cho trẻ mọi ông bố bà mẹ đều cần biết - Ảnh 1.
Trước khi mua bất kỳ loại đồ chơi nào, bố mẹ phải luôn phải đọc nhãn mác cẩn thận.

Khi mua cho con một món đồ chơi mới, nhãn hoặc bao bì của nó phải ghi rõ:

– Khuyến nghị về độ tuổi

– Hướng dẫn lắp ráp, nếu có

– Chú ý sử dụng và giám sát

2. Kiểm tra kỹ các nguy cơ gây hóc nghẹn

Đồ chơi nhỏ và các bộ phận nhỏ có thể tháo rời là tuyệt đối tối kỵ cho trẻ nhỏ. Đặc biệt khi hóc nghẹn và ngạt thở là những rủi ro liên quan đến đồ chơi thường gặp nhất đối với trẻ em. Vì vậy, bằng mọi giá, hãy tránh bất kỳ đồ chơi nào khiến trẻ dễ nuốt hoặc ngậm trong miệng. Hay thậm chí là những đồ chơi có các bộ phận nhỏ dễ rơi ra.

Trước khi mua đồ chơi cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, tốt nhất là nên tránh xa những đồ chơi:

– Nhỏ và có thể vừa để bỏ miệng

– Có các thành phần nhỏ có thể rơi ra khi chơi như hạt hoặc nút

8 mẹo mua đồ chơi an toàn cho trẻ mọi ông bố bà mẹ đều cần biết - Ảnh 2.
Trẻ thường thích bỏ mọi thứ vào miệng và gặm nên cần đặc biệt để ý nguy cơ gây hóc nghẹn (Ảnh minh họa).

3. Đảm bảo chúng bền và có thể giặt hoặc vệ sinh được

Sau khi bạn đã chắc chắn rằng đồ chơi bạn mua cho con là an toàn và không gây nguy hiểm, bước tiếp theo là giữ nó luôn sạch. Vì đồ chơi được tạo ra để chơi và thường là bị vứt trên sàn sau khi chơi nên việc thường xuyên kiểm tra xem chúng có còn đủ sạch sẽ và an toàn để con bạn cầm nắm hay không là rất quan trọng.

Vì trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi thường thích ôm và nhai đồ chơi, tốt hơn hết bạn nên chọn những đồ chơi bền và dễ giặt, dễ vệ sinh.

4. Cảnh giác với các bề mặt và các cạnh

Điều quan trọng là phải xem xét liệu đồ chơi có thể gây hại khi trẻ cầm trong khi chơi hay không. Khi mua đồ chơi cho con, hãy đảm bảo rằng đồ chơi đó hoàn toàn không có:

– Các cạnh sắc nhọn

– Đầu nhọn

– Bề mặt thô ráp

– Các bộ phận nhỏ dễ bị gãy hoặc bị cắn đứt

– Khoảng trống hoặc lỗ có thể làm kẹt ngón tay của trẻ

5. Để ý nam châm

Nam châm có thể khiến con bạn gặp nhiều rủi ro hơn bạn nghĩ. Trên thực tế, một tiêu chuẩn bắt buộc đối với đồ chơi có nam châm đã mới được phê duyệt gần đây để đảm bảo rằng nam châm sẽ không dễ dàng rơi ra khỏi đồ chơi trong khi chơi.

Điều này là bởi những chiếc nam châm nhỏ và mạnh là cực kỳ nguy hiểm nếu trẻ nuốt phải, vì chúng sẽ hút lại với nhau qua thành ruột gây thủng và tắc ruột. Điều này thậm chí còn có thể khiến trẻ đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng và tử vong.

8 mẹo mua đồ chơi an toàn cho trẻ mọi ông bố bà mẹ đều cần biết - Ảnh 3.
Nam châm và pin cũng là hai thứ trong đồ chơi mà nếu có thì bố mẹ phải cực kỳ để ý.

6. Để ý pin

Các loại đồ chơi thú vị thường yêu cầu phải có pin để cung cấp năng lượng cho đèn hoặc âm thanh nhưng đối với trẻ nhỏ, đồ chơi có pin có thể đi kèm một số rủi ro. Đặc biệt là pin cúc áo có thể gây nguy cơ hóc nghẹn và thậm chí có thể gây bỏng nặng ở cổ họng và dẫn đến tử vong.

Nếu bạn định mua một món đồ chơi có pin cho con, hãy đảm bảo rằng trẻ không thể dễ dàng lấy được pin và pin phải được giữ chặt trong ngăn chứa pin đã được vặn chặt.

8 mẹo mua đồ chơi an toàn cho trẻ mọi ông bố bà mẹ đều cần biết - Ảnh 5.

7. Kiểm tra âm thanh

Âm thanh có thể giúp con bạn giải trí và thu hút con khi chơi, nhưng trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi có thể nhạy cảm với tiếng ồn lớn. Tốt nhất nên tránh xa những đồ chơi như máy bộ đàm, điện thoại di động đồ chơi hoặc những đồ chơi khác được thiết kế để để gần tai và gây ra tiếng động lớn.

8. Cẩn thận hơn với các nguy cơ gây mắc kẹt

Hộp đựng đồ giúp đựng tất cả đồ chơi của con bạn sau giờ chơi, nhưng hãy đảm bảo lấy những món đồ này không đột ngột đóng hoặc làm kẹt ngón tay của con bạn. Đồ chơi hộp có nắp nhẹ có thể tháo rời là lựa chọn an toàn nhất. Trên thực tế, tốt nhất là đồ chơi không có nắp.

Nếu hộp đủ to để trẻ có thể chui vào, hãy đảm bảo rằng nó có lỗ thông hơi và nắp hộp không đóng đột ngột và mạnh.

Theo Afamily

Leave a Reply

Or