7 tình huống bắt cóc cực trẻ tinh vi mà cha mẹ không thể ngờ, đọc để cảnh giác cao độ bố mẹ ơi!

1. Đóng giả nhân viên giao hàng, thợ điện, nước…

Một người mẹ kể lại con mình suýt bị những kẻ buôn người đóng giả làm nhân viên giao hàng dắt đi. Hôm ấy, con trai chị chơi một mình trong phòng khách thì có người bấm chuông tự nhận là nhân viên đến giao đồ ăn. Tuy nhiên, người này nói với bé trai là để quên nước ngọt dưới xe nên đưa bé xuống dưới lấy đồ lên. Khi người mẹ bất ngờ chạy ra tìm con thì bé đã chuẩn bị bước vào thang máy để xuống dưới cùng người đàn ông lạ mặt.Hiện tượng này không chỉ ở Trung Quốc mà cũng đã xuất hiện ở Việt Nam. Kẻ buôn người chỉ cần mặc bộ đồ đồng phục rồi đóng giả thành nhân viên công ty mạng, giao hàng… là có thể đường đường chính chính gõ cửa các hộ gia đình. Tranh thủ lúc người nhà không có người lớn ở nhà, họ sẽ đóng kịch và lừa đưa trẻ đi. Hoặc nếu có người lớn ở nhà, họ sẽ lợi dụng lúc cha mẹ trẻ không để ý để đưa con đi. Thậm chí, nếu trường hợp trẻ đang học ở trường, kẻ lạ mặt còn đóng vai là người thân, họ hàng của bé để đến lớp đón trẻ.
2. Đến tận nhà rình rập thời cơ thuận lợi bắt cóc trẻGần đây, báo chí đưa tin rất nhiều về các vụ bắt cóc trẻ em giữa ban ngày ngay tại nhà. Nhiều bà mẹ cho rằng phải hết sức cảnh giác khi cho con chơi tại sân nhà, cổng ngõ hoặc ở ngõ. Vì chỉ sơ sẩy không đề phòng một phút thôi, nhiều cha mẹ đã mất con trong tích tắc. Kẻ lạ mặt sẽ xông vào tận nhà bắt trẻ đi giữa ban ngày. Đây là chiêu bắt cóc trẻ cực nguy hiểm và táo tợn, các cha mẹ trẻ nên cảnh giác cao độ.

3. Trẻ có thể bị bắt cóc khi đang ngồi ngay sau yên xe mẹ đèo

Các bậc phụ huynh khi ra ngoài cùng con nên đề cao cảnh giác, ngay cả khi bố mẹ đi bên cạnh con cũng chưa chắc chắn đã an toàn. Tháng 8/2016, camera an ninh ở Trung Quốc đã ghi lại được cảnh một bé trai bị bắt cóc khi đang ngồi sau yên xe mẹ. Tên bắt cóc ra tay rất nhanh gọn, đến khi mẹ bé trai quay người lại phát hiện con mất tích thì bé đã bị bế đi rất xa.

Tại Việt Nam, tháng 6/2017, tại đoạn đường Nguyễn Trãi, giáp ranh Hà Đông (Hà Tây) – Thanh Xuân (Hà Nội), chị M.T.N., công tác tại một công ty viễn thông bị chấn thương nhẹ khi đèo con và va chạm với 2 kẻ lạ mặt. Khi dựng lại được xe, chính chị N. phóng xe đuổi theo gã đã bế con mình đi.

Một tài khoản mạng tên ivy150*** đã chia sẻ trên mạng weibo một sự việc bắt cóc mà mình tận mắt chứng kiến: tại ga tàu, một đôi vợ chồng trẻ đang bế con vội vã lên tàu thì bất ngờ có kẻ lạ mặt đi từ hướng ngược lại giật đứa bé trên tay mẹ rồi lẩn vào đám đông trốn mất. Vì ga tàu, bến xe là nơi đông người, tình thế hỗn độn nên việc tìm ra kẻ bắt cóc con mình là việc rất khó khăn.

Trong tình huống này, mỗi khi đưa con ra ngoài chơi, phụ huynh cũng phải cảnh giác cao độ. Tốt nhất không nên đèo con mà không có người lớn ngồi cùng. Hoặc nếu có đưa con ra đường, xe phải đầy đủ gương để tiện quan sát. Cha mẹ cần đeo đai bảo hiểm cho bé (buộc bé vào người lớn) là tốt nhất. Tuyệt đối không cho trẻ ngồi chênh vênh ở trước hoặc ở sau vì có thể phải đối mặt với nguy hiểm.

5. Dựng hiện trường hỗn loạn để bắt cóc trẻ

Mới đây, tại Hà Nội, một phụ nữ trẻ đang chở con lưu thông trên đường thì bị một người đàn ông tự xưng là tình cũ của cô gái này xông vào đánh và đòi bắt con. Hai bên giằng co hỗn loạn. Người ngoài không ai “dám” can thiệp.

Trong tình huống tương tự xảy ra tại Trung Quốc, một người mẹ khác đang đẩy xe nôi của con ra chợ mua đồ thì bất ngờ bị 1 người đàn ông lạ mặt tiến đến và đánh mình, hắn nói: “Con đang ốm mà cô còn đưa nó ra đường à?”. Lúc này, một phụ nữ lớn tuổi bế đứa bé trong xe nôi lên và lấy lý do là cháu ốm rất nặng cần đưa đi bệnh viện ngay lập tức.

Thông thường trong các trường hợp như vậy, người ngoài sẽ chỉ cho rằng đây là mâu thuẫn gia đình nên không ai can dự vào, xem 1 lúc rồi sẽ bỏ đi ngay nên phụ huynh phải thật bình tĩnh để không bị bọn chúng làm cho hoảng loạn. Dù xảy ra bất cứ biến cố gì vẫn phải luôn giữ chặt con mình trước.

6 . Đánh lạc hướng khiến phụ huynh lơ là cảnh giác

Một bà mẹ ở Trung Quốc đã suýt bị bắt cóc mất con khi đang đi chợ. Có một người đi phía sau 2 mẹ con đã nhắc chị: “Con rơi giày rồi kìa”, theo phản xạ, người mẹ quay lại tìm giày còn con gái chị vẫn tiếp tục đi. Lúc mẹ tìm không thấy giày con và quay đầu lại thì con đã bị người khác dắt đi mất.

Tình huống này rất dễ xảy ra với bất kỳ ai. Khi đó, cần nhất là phụ huynh luôn luôn giữ chặt tay con mình trong mọi tình huống. Khi bạn cùng con ra khỏi nhà, là lúc mọi thứ có thể xảy ra, hay luôn đề cao cảnh giác.

7. Nhắm thời cơ trẻ chỉ có một mình

Một người mẹ đã để bé 5 tuổi của mình bị bắt cóc chỉ vì để bé chơi 1 mình dưới sân còn mình thì lên lầu phơi quần áo. Sau 11 năm không ngừng tìm kiếm, người mẹ này vô cùng bàng hoàng khi thấy con mình bị cắt mất lưỡi và 2 chân đang ăn xin trên phố. Thậm chí ở Trung Quốc còn có 1 ngôi làng chuyên “đào tạo” trẻ ăn xin đường phố bằng cách cố tình biến trẻ lành lặn thành người tàn tật và vứt ra đường. Trong số đó có rất nhiều trẻ là nạn nhân của bọn bắt cóc, buôn người.

Phụ huynh cần ghi nhớ những điều sau đây để bảo vệ con:

1. Khi bế con đi bộ, phụ huynh cần chú ý xung quanh có ai đáng ngờ hay không. Nếu cảm thấy có người cố tình bám theo hay va chạm cơ thể với mình, cầm ôm chặt con hơn và tìm nơi an toàn.

2. Không để người già và trẻ nhỏ đi riêng với nhau vì đây là thời cơ dễ dàng hành động nhất đối với bọn bắt cóc.

3. Đẩy xe nôi đưa trẻ ra ngoài càng cần phải để mắt hơn vì chỉ cần bố mẹ quay đầu đi, có thể con đã biến mất rồi.

4. Trừ người nhà, không nên tin tưởng bất kỳ người nào khi họ cố tiếp cận con mình.

5. Dù chỉ 1 vài phút cũng không nên nhờ người lạ trông con hộ.

6. Không để mặc con chơi đùa, chạy nhảy còn mình làm việc khác hay đọc báo, chơi điện thoại…

7. Hạn chế đưa con đến những nơi đông người, hỗn loạn để tránh con bị lạc hoặc có người lợi dụng đám đông dắt trẻ đi

8. Khi thuê bảo mẫu hay người giúp việc, cần tìm hiểu và nắm rõ thông tin cá nhân của người đó.

Phụ huynh cần chú ý dạy trẻ những điều sau:

– Dạy trẻ cách phòng tránh và xử lý khi bị bắt cóc

– Dạy cho trẻ biết “con luôn có thể trở thành đối tượng của kẻ bắt cóc”

– Dạy trẻ nói “không” với người lạ

– Dạy trẻ ghi nhớ số điện thoại của bố/mẹ (người thân nhất) và địa chỉ nhà

– Cùng con xem những phóng sự, video clip mô phỏng về bắt cóc trẻ em

– Dạy trẻ thực hiện nghiêm túc một số nguyên tắc trong gia đình

– Dạy trẻ hét to và phản ứng mãnh liệt

– Dạy trẻ biết cách nhớ thông tin và để lại dấu vết

– Dạy trẻ biết tìm đến những nơi có thể giúp mình

Một số nguyên tắc có thể thiết lập giữa cha mẹ và con cái

– Khi ra đường luôn nắm tay mẹ.

– Ở trường, không ra cổng hay chơi gần hàng rào.

– Không nói chuyện hay cầm bất cứ quà bánh gì từ người lạ.

– Nếu ai nói mẹ nhờ đón con, phải nói người đó gặp cô giáo để cô gọi cho mẹ xác nhận.

– Đi siêu thị hay trung tâm thương mại, công viên, nếu xui xẻo bị lạc mẹ, cứ đứng tại chỗ, không được di chuyển, chạy tìm mẹ. Có thể khóc to để người lớn chú ý. Nếu được người lớn giúp đỡ, lễ phép nhờ họ gọi điện thoại cho con gặp mẹ, phải nghe được tiếng mẹ và theo chỉ dẫn của mẹ.

– Không để ai dắt đi tìm mẹ, đặc biệt là dắt khỏi siêu thị, công viên.

– Con có thể tìm tới gặp các cô chú mặc đồng phục bảo vệ để nhờ họ thông báo tìm mẹ. Giải thích với bé bắt cóc khá đơn giản: nếu không nghe lời mẹ, con sẽ gặp nguy hiểm, sẽ bị kẻ xấu bắt nhốt vào nơi tối. Nếu con sợ bóng tối có thể sẽ không vi phạm.

-Nếu có cảm giác ai đó theo dõi mình, hãy ghi nhớ mặt mũi, hình dáng kẻ đó. Nếu kẻ đó đi xe, hãy nhớ biển số xe.

– Không để người lạ chụp ảnh.

– Không đưa hình và thông tin gia đình, thông tin sinh hoạt học tập, vui chơi lên Facebook

-Nếu rủi ro rơi vào tay bọn bắt cóc, tuyệt đối không được chống trả hay bỏ chạy. Cứ xin ăn uống, ngủ nghỉ và xin liên lạc với ba mẹ. Phần còn lại là của ba mẹ.

 Theo zitu

Leave a Reply

Or