7 thói quen này khiến em bé ngày càng trở nên xấu xí, dễ mắc bệnh
Ai cũng muốn con mình lớn lên đều xinh đẹp, khỏe mạnh. Tuy nhiên, ngoài việc thừa hưởng những gen tốt hay di truyền khiếm khuyết của cha mẹ, thì những tật xấu này sau khi sinh ra cũng sẽ khiến ngoại hình của em bé trở nên xấu xí.
1. Thở bằng miệng
Khi ngủ nhiều trẻ thường thở bằng miệng thay vì bằng mũi. Hậu quả của vấn đề này là gì? Nó sẽ làm cho răng bé sắp xếp không đều hoặc thậm chí là răng xô lệch ở giai đoạn sau, ảnh hưởng đến sự phát triển của khuôn mặt.
Hơn nữa, thở bằng miệng trong thời gian dài dễ mắc các bệnh về răng miệng, đường hô hấp, cũng sẽ khiến bé thiếu oxy, ngủ không ngon giấc sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ. Nếu bố mẹ thấy bé thở bằng miệng thì nên cho bé đi khám chuyên khoa nhi hoặc tai mũi họng để khắc phục sớm.
2. Nằm cho con bú
Để thoải mái, các bà mẹ thường chọn cách nằm cho con bú, việc này tưởng như tiết kiệm sức lao động nhưng để lâu sẽ không tốt cho bé. Tất nhiên, khi nằm trẻ rất dễ buồn ngủ, hơn nữa mẹ cho trẻ bú cũng rất buồn ngủ, hậu quả là răng trẻ sẽ ngậm sữa quá lâu, rất dễ khiến trẻ bị sâu răng, viêm nha chu, nhiêm tủy răng. Bên cạnh đó, tư thế trẻ nằm và bú khiến miệng phải ưỡn ra phía trước, hàm dưới hướng về phía trước, về lâu về dài có nguy cơ bị hô hàm dưới.
3. Không bỏ bú bình sau 1 tuổi
Nhiều trẻ qua 1 tuổi vẫn bú bình, thậm chí dùng đến khi trẻ 3, 4 tuổi. Việc kéo dài quá lâu thời gian bú bình của trẻ có thể gây nên các bệnh về răng miệng. Khi dùng bình, trẻ thường ngậm đầu vú giả và giữ sữa ở trong miệng lâu hơn, khiến cho đường có đủ thời gian để làm hỏng răng và lợi. Việc mút vú giả, theo thời gian, sẽ khiến cho vị trí của răng bị chuyển dịch trong lợi. Vì vậy, hãy cho trẻ bỏ bú bình muộn nhất là một tuổi rưỡi.
4. Chỉ dùng một bên để nhai
Một số bé thường chỉ nhai một bên vì nhiều lý do như bắt chước hoặc không tạo được thói quen tốt, theo thời gian, khuôn mặt sẽ trở nên bất cân xứng, khuôn mặt bên to bên nhỏ. Tại sao? Các đường nét trên khuôn mặt của chúng ta bao gồm cơ nhai, xương hàm và răng, tất cả đều phải được phát huy hết tác dụng. Bên nào ăn thường xuyên sẽ nở ra, bên còn lại sẽ bị teo lại.
5. Cho trẻ ăn quá nhanh và quá nhiều
Việc trẻ không chịu ăn, hoặc ăn chậm sẽ khiến cha mẹ cảm thấy tức giận, nhưng không nên cho trẻ ăn miếng to và thúc giục trẻ ăn nhanh. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ trước 3 tuổi, cơ nhai và xương hàm phát triển đòi hỏi hoạt động nhai và nuốt phải đầy đủ, nếu ăn quá nhanh và không nhai kỹ, trẻ có thể bị cứng cơ mặt, hàm trên và dưới không thể khép lại tốt. Sau thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến diện mạo khuôn mặt bên ngoài.
6. Luôn ngủ nghiêng về một bên
6 tháng sau khi trẻ chào đời, đây là giai đoạn quan trọng để hình thành xương, tốt nhất nên cho trẻ thay đổi tư thế ngủ và không nên ngủ nghiêng một bên, điều này sẽ dễ dẫn đến việc đầu nằm không đúng tư thế rất dễ bị bẹp. Ngoài tư thế ngủ nên để trẻ nằm sấp nhiều hơn, đồ chơi trên đầu giường cũng thường xuyên thay đổi vị trí, tóm lại, mắt trẻ lâu ngày không nên chỉ chú ý vào một chỗ nhất định, nếu không sẽ rất dễ bị lác.
7. Ăn quá nhuyễn
Mẹ lo con không nhai được hoặc khó nuốt nên cắt thức ăn thành từng miếng nhỏ hoặc nghiền nát cho con ăn khiến răng bé không vận động được. Răng sẽ không ngay ngắn sau khi thay răng. Khi có những thói quen trên, mong các bố mẹ sớm phát hiện và khắc phục để bé ngày càng phát triển và xinh đẹp hơn.
Nguồn afamily