7 bí quyết giúp trẻ tập nói nhanh chóng

Sau giây phút ẵm trên tay thiên thần nhỏ mới chào đời, chắc hẳn ông bố bà mẹ nào cũng đang mong mỏi tới ngày con bập bẹ những tiếng “mẹ”, “cha”  đầu tiên.

1. Cho trẻ làm quen với việc trò chuyện từ sớm

Trẻ nhanh biết nói hay không là phụ thuộc vào việc cha mẹ nuôi dạy con như thế nào. Nếu như ngay từ đầu cha mẹ khuyến khích, cho trẻ làm quen với giao tiếp, trò chuyện chắc chắn trẻ sẽ tập nói nhanh chóng, dễ dàng hơn.

Ngay từ khi trẻ chào đời, hãy thường xuyên nói chuyện với con, hát cho con nghe… Mặc dù lúc này trẻ không hiểu những gì bạn nói, bạn hát hoặc chỉ ê a vài câu. Thế nhưng tai của trẻ và phần não phản ứng với âm thanh đã được kích hoạt từ khi chưa sinh, bằng việc này bạn có thể giúp trẻ làm quen với tiếng nói, ngôn ngữ, trẻ sẽ phản ứng và hấp thụ nhiều hơn với âm thanh của mình. Việc nghe cha mẹ, mọi người nói chuyện ngay từ khi còn nhỏ giúp trẻ phong phú thêm vốn từ vựng của mình và thúc đẩy nhanh quá trình tập nói.

2. Dạy trẻ các tín hiệu trước lời nói

Theo các nhà nghiên cứu, nếu như gia đình sớm dạy trẻ những ký hiệu ngôn ngữ ngay từ khi biết nhận thức, sau này trẻ sẽ có vốn từ vựng phong phú và khả năng biểu cảm đa dạng hơn những trẻ không được học ngôn ngữ ký hiệu. Hơn nữa, dạy trẻ ngôn ngữ ký hiệu giúp cha mẹ dễ nhận biết nhu cầu ăn, ngủ… hay dấu hiệu mệt mỏi của trẻ.

Lưu ý trong quá trình dạy trẻ, mẹ cần lặp đi lặp lại các ký hiệu kèm lời nói nhiều lần để trẻ quen dần với giọng điệu và ghi nhớ được hành động nhé.

7 bí quyết giúp trẻ tập nói nhanh chóng 2

3. Trả lời tiếng khóc của trẻ

Trong giai đoạn này, trẻ dùng tiếng khóc là chủ yếu để giao tiếp với mọi người. Chính vì vậy khi bạn phản ứng, trả lời tiếng khóc của trẻ sẽ giúp trẻ hiểu hơn về giao tiếp, dù từ lúc còn rất nhỏ rằng giao tiếp là cho đi và nhận lại. Hơn nữa, khi cố gắng lắng nghe tiếng khóc của con mẹ sẽ phân biệt được tiếng khóc của trẻ khi đói khác với khi mệt mỏi như thế nào.

Bên cạnh đó, khi mẹ làm bất cứ hành động nào để phản ứng lại tiếng khóc của con cần mô tả cho trẻ hiểu. Ví dụ như khi bạn bế trẻ, bạn nên giang hai tay và nói “Để mẹ bế con nào” hoặc khi cho trẻ bú sữa bạn có thể chỉ vào ngực mình nói “Con mẹ đói rồi à, ti sữa nhé con”…

4. Hát hoặc kể chuyện cho trẻ nghe trước khi ngủ

Hát ru là một trong những phương pháp được nhiều đời nay áp dụng để giúp con trẻ chìm vào giấc ngủ ngon hơn, sâu hơn. Hát cho trẻ nghe những bài hát ngắn, giai điệu và âm thanh lặp đi lặp lại không những khiến cho tình cảm mẹ con gần gũi hơn mà còn giúp hình thành trí nhớ cho trẻ đối với những từ yêu thích.

Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu đọc truyện cho trẻ trước khi trẻ đi ngủ. Hãy tìm những câu truyện cổ tích ngắn để kể cho trẻ nghe. Qua đây sẽ giúp trẻ phát triển tốt kỹ năng ngôn ngữ do khả năng lĩnh hội và nhận thức tốt hơn.

5. Cho trẻ nghe nhạc

Trẻ em thường bị chú ý bởi những màu sắc sặc sỡ, những âm thanh vui nhộn. Chính vì vậy trẻ rất thích được cha mẹ cho nghe nhạc. Nếu trẻ còn nhỏ, bạn sẽ thấy trẻ ê a theo điệu nhạc hoặc lớn hơn có thể ghi nhớ giai điệu, ngôn từ của bài hát và chuyển động nhún nhảy theo âm nhạc. Điều này thực sự tốt cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ

6. Đọc sách cho trẻ nghe

Khi trẻ lớn hơn một chút, trẻ bắt đầu có hứng thú với sách vở, đặc biệt là những cuốn sách có màu sắc hay hình ảnh ngộ nghĩnh. Nếu bố mẹ đọc cho trẻ nghe một vài cuốn sách quen thuộc, lặp đi lặp lại hàng ngày sẽ giúp trẻ xây dựng được ngôn ngữ cơ bản. Qua đó, việc này còn giúp xây dựng sở thích đọc sách cho trẻ ngay từ nhỏ.

7. Khuyến khích trẻ vui chơi

Dù ở độ tuổi nào, vui chơi vẫn luôn khiến trẻ được thoải mái, vui vẻ nhất. Hãy gợi ý trẻ tham gia một số trò chơi cùng vài trẻ hàng xóm để giúp trẻ tự tin hơn, tập chơi và giao tiếp với bạn bè.

Những chuyến đi chơi ngắn tới vườn bách thú, bảo tàng, công viên dành cho trẻ cũng sẽ mở ra chân trời kiến thức mới cho con. Đến những nơi như thế này bạn cũng có thể tranh thủ dạy trẻ tên một số con vật, cây cối xung quanh…

Theo Nhật Ký Bé

Leave a Reply

Or