6 sai lầm dễ gặp khi cho bé ăn dặm

Trong quá trình chế biến thức ăn và cho bé ăn dặm, đôi khi chúng ta mắc phải những sai lầm. Tuy không gây nguy hiểm tức thì cho bé nhưng về lâu dài có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con hay làm bé mắc chứng biếng ăn…

Ảnh minh họa: Internet

1. Thức ăn hâm đi hâm lại

Do quá bận rộn, một số mẹ đã phải chọn cách này vì thời gian hầm một nồi cháo khá lâu, mà bé lại ăn mỗi bữa không nhiều. Nhưng khi mẹ hâm lại lần 1 rồi lần 2, lượng vitamin trong rau sẽ mất đi gần hết và có mùi vị khó ăn. Trẻ lại bị ngán vì ăn 3 bữa chỉ có một mùi vị.

2. Nghiền nhuyễn mọi thức ăn

Việc làm này của mẹ đã vô tình tước đi cơ hội học nhai của bé. Thức ăn được nghiền nhuyễn khiến bé chỉ còn biết nuốt chửng khi ăn. Do vậy, bé sẽ không cảm nhận được mùi vị thức ăn, dễ khiến bé nhanh chán và mắc chứng biếng ăn.

Thực tế, mẹ không nên lạm dụng máy xay sinh tố, nghiền nhuyền mọi thứ ăn cho bé. Hãy tập cho con học xúc và nhai ngay khi có cơ hội để đến tuổi mẫu giáo bé nhanh chóng hòa nhập được với bạn bè đồng trang lứa.

3. Dùng nước hầm xương để nấu cháo

Có không ít mẹ hầu như ngày nào cũng chăm chỉ hầm xương để lấy nước nấu cháo cho con. Các mẹ này tin rằng, nước hầm xương sẽ có nhiều chất dinh dưỡng và trẻ có thể hấp thu hết những chất này.

Thế nhưng, có không ít mẹ cảm thấy bực mình và chán nản vì dù ngày nào cũng cho con ăn cháo nấu từ nước hầm xương nhưng con vẫn không hề tăng cân. Thực tế, nước hầm xương chỉ có tác dụng là mang lại vị ngọt và mùi thơm. Trong nước thịt, nước xương hầm có nhiều nitơ, tạo cảm giác ngon miệng, vị thơm nhưng có chữa rất ít đạm và canxi. Ngoài vị thơm ra, nước xương không có đủ dinh dưỡng, hơn nữa, còn gây khó tiêu, dễ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé.

4. Thêm ngũ cốc vào cháo

Một số mẹ vì muốn tăng phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của con nên đã không ngần ngại bỏ thêm ngũ cốc vào cháo.

Tuy nhiên, đây lại là một sai lầm bởi ngũ cốc tuy giàu chất dinh dưỡng nhưng lại không phù hợp với hệ tiêu hóa non yếu của bé, nhất là độ tuổi ăn dặm. Khi thêm ngũ cốc vào trong bột hay cháo của bé thì vô tình mẹ đã khiến con bị khó tiêu.

5. Dùng cháo dinh dưỡng

Một số mẹ bận rộn thường mua cháo dinh dưỡng chế biến sẵn bán ngoài vỉa hè cho con ăn. Nhiều bé ăn cháo dinh dưỡng mua ngoài đường thường không tăng cân do cháo loãng không đủ chất.

Một số bé khác phải đến bệnh viện vì nôn và tiêu chảy do cháo không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Vì vậy mẹ nên hạn chế việc con ăn cháo không rõ nguồn gốc. Nếu buộc phải dùng, nên bổ sung thêm dầu ăn, trứng vào cháo trước khi cho bé ăn.

6. Nêm mình vừa ăn

Trẻ nhỏ có vị giác tốt hơn người lớn rất nhiều. Con người càng lớn thì lưỡi càng bị “chai” đi nên thực tế người lớn ăn mặn và đậm đà nhiều vị hơn trẻ nhỏ rất nhiều.

Do vậy, khi nêm nếm thức ăn cho bé, nếu vừa miệng bạn thì đã là rất đậm, rất mặn với trẻ rồi. Bạn cần hạn chế tối đa việc nêm nếm gia vị, cho trẻ ăn càng nhạt càng tốt ngay từ nhỏ.

Những điều mẹ cần nhớ khi nêm thức ăn cho bé:

– Nêm nhạt so với khẩu vị của mẹ vì vị giác của bé còn rất nhạy. Nêm vừa miệng người lớn là quá mặn đối với bé

– Mắm muối cần được cho vào lúc thịt (cá, bột và cháo) đã chín và trước khi cho rau và dầu ăn.

– Nêm với lượng vừa đủ theo độ tuổi của bé.

Theo ebe

Leave a Reply

Or