6 quan niệm sai lầm trong dinh dưỡng cho bé

Khi mức sống chung của cả xã hội được nâng lên thì trong từng gia đình, sự chăm sóc cho trẻ em cũng được nâng cao. Tuy nhiên, tỉ lệ trẻ thừa dinh dưỡng dẫn đến béo phì cũng đang tăng theo bắt nguồn từ những quan niệm sai lầm của bố mẹ trong vấn đề dinh dưỡng cho con trẻ.

1. Con ăn được nhiều là tốt

Khi thấy nhiều thức ăn ngon trước mặt thì bé rất khó kiềm chế, đặc biệt là thức ăn ưa thích thì bé ăn không biết chán. Một số bố mẹ lại hiểu một cách sai lầm rằng, bé thích ăn một loại thức ăn nào thì có nghĩa là bé thiếu loại dinh dưỡng trong thức ăn đó, nên thấy con ăn ngấu ăn nghiến mà không ngăn cản. Đây là một nguyên nhân khách quan khiến bé bị béo phì.

2. Ăn nhiều thực phẩm chức năng

Bố mẹ thường lo rằng thành phần dinh dưỡng trong thức ăn không được đầy đủ, không thể đáp ứng được nhu cầu phát triển của bé, nên họ mua một số thuốc bổ và thực phẩm chức năng như sâm, yến sào, long nhãn, sữa ong chúa… để tẩm bổ cho bé. Họ cho rằng những thức ăn này là thuốc bổ và có thể hỗ trợ sinh trưởng của bé.

Tuy nhiên thực tế thì giá trị dinh dưỡng của một số thuốc bổ không cao, một số loại thuốc bổ còn có chất kích thích. Một số phụ huynh luôn lo lắng con mình thiếu chất này hay chất khác nên cho bé tẩm bổ một cách bừa bãi. Chẳng hạn trong khi cho bé uống dầu cá lại uống thêm nhiều loại Vitamin khác; đã uống canxi lại uống thuốc tăng cường các chất khoáng. Điều này khiến bé hoặc hấp thu quá nhiều loại dinh dưỡng nào đó, hoặc làm mất cân bằng tỷ lệ giữa các loại dinh dưỡng vào cơ thể.

3. Không nên ăn trái cây sau khi ăn cơm

Rất nhiều người có thói quen ăn trái cây sau khi ăn cơm. Chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, ăn như thế là không khoa học, không có lợi cho sức khỏe, dễ dẫn đến hiện tượng béo phì.

Hiện nay, nguyên nhân chính dẫn đến bệnh béo phì là do hấp thu quá nhiều calo. Nhiều người sau khi ăn no, thậm chí ăn quá no lại ăn thêm trái cây nên lượng calo này hầu như hoàn toàn giữ lại trong cơ thể. Vì thế bố mẹ chỉ nên cho bé ăn trái cây trong khoảng thời gian giữa hai bữa ăn chứ không nên ăn ngay sau khi ăn cơm.

Bố mẹ chỉ nên cho bé ăn trái cây trong khoảng thời gian giữa hai bữa ăn. Ảnh minh họa: sheknow

 

4. Lúc nhỏ bụ bẫm, lớn lên sẽ cân đối

Phần lớn các phụ huynh cho rằng, lúc nhỏ bé béo là do bụ sữa, chăm cho bé mập mạp ai cũng thấy yêu. Tuy nhiên chuyên gia về Nhi đồng học cho biết cách nhìn nhận này của bố mẹ thường không khống chế được bệnh béo phì hay hơi béo của bé lúc nhỏ, hậu quả đến độ tuổi dậy thì, bé có nguy cơ cao mắc bệnh béo phì.

5. Cho bé ăn mọi thứ bé thích

Phần lớn cha mẹ đều rất chiều chuộng con cái, thường bé đòi ăn cái gì là chúng ta cố gắng đáp ứng yêu cầu. Thói quen như vậy cũng không tốt, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé bởi trẻ con thường thích những món không dinh dưỡng hay quá dư calo: kẹo, nước ngọt có gas, thức ăn nhanh …

6. Uống nước trái cây vừa đỡ khát vừa có dinh dưỡng

Cũng rất nhiều mẹ cho rằng, trong nước hoa quả giàu chất vitamin, nên uống nhiều có thể bổ sung vitamin cho bé. Thực ra, đây là một quan niệm sai lầm. Trong nước hoa quả có nhiều chất đường, uống nhiều càng khiến bé dễ bị béo phì.

Trong nước hoa quả có nhiều chất đường. Ảnh minh họa: Internet

Theo ebe

Leave a Reply

Or