6 mẹo chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh

Đầy bụng khó tiêu là một trong những biểu hiện của rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh. Khi bị đầy bụng khó tiêu trẻ thường có các biểu hiện như: khó chịu, khóc, biếng ăn, bỏ ăn, dễ nôn ói, bụng phình trướng hơi hoặc có thể đi tiêu phân lỏng hoặc sền sệt mấy ngày… Điều này gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Mẹ có thể áp dụng những biện pháp như dưới đây để hạn chế việc đầy bụng, no hơi, khó tiêu của bé nhé.

1. Vỗ lưng bé thường xuyên

Đừng chờ đợi cho đến khi ăn xong mới vỗ lưng bé để đẩy không khí thoát ra ngoài. Những lúc bé bắt đầu ăn chậm lại, hãy dành một hoặc hai phút giúp bé ợ hơi bằng cách vỗ lưng nhẹ nhàng. Nhờ cách này, con mới có thể đẩy khí thừa ra ngoài.

6-meo-chua-day-bung-cho-tre-so-sinh

Mẹ có thể vỗ lưng bé nhẹ nhàng (Ảnh minh họa: Internet)

2. Giúp bé cử động

Đặt bé nằm ngửa và di chuyển chân bé từ trong ra ngoài, như thể bé đang đi xe đạp. Chuyển động như vậy sẽ phá vỡ bất kỳ túi khí nào gây ra cảm giác khó chịu cho trẻ.

3. Dùng khăn ấm

Các khí thừa dồn lên có thể gây ra chuột rút, khiến em bé của bạn thậm chí còn khó chịu hơn. Nới lỏng các cơ bắp dạ dày và để cho khí thoát ra bằng cách đặt một chiếc khăn ấm vào bụng của con.

4. Tập phần bụng

Một khi con đủ tuổi (thường là sau 2 tháng tuổi), mẹ nên dành một khoảng thời gian tập luyện và massage cho phần bụng của con. Hàng ngày luyện tập những động tác cho phần bụng thực sự hữu ích cho việc hỗ trợ tiêu hóa của con và ngăn ngừa bất kỳ những khó chịu có thể xảy ra nào.

6-meo-chua-day-bung-cho-tre-so-sinh-2

Mẹ nên dành một khoảng thời gian tập luyện và massage cho phần bụng của con (Ảnh minh họa: Internet)

5. Bỏ núm vú giả ra

Đưa cho con ngậm núm vú giả mỗi khi con khóc có thể gây ra một số tác hại đến tiêu hóa vì hành động mút liên tục sẽ khiến khí tích tụ thêm. Cố gắng hạn chế sử dụng núm vú giả cho con, chỉ dùng khi nào bé thực sự cần nó.

6. Thay đổi cách cho con ăn

Một sự thay đổi nhỏ trong bữa ăn cũng có tạo ra khác biệt rất lớn. Nếu bạn đang cho con bú, hãy chắc chắn con đang ngậm núm vú đúng cách, tránh hút phải khí thừa. Đối với những bình sữa, bạn nên chuyển sang dùng dạng bình có núm vú chảy chậm để con không bị nghẹn. Và như mọi khi, đảm bảo bé nhà bạn nằm ở tư thế nghiêng nhằm hỗ trợ tốt hơn cho việc tiêu hóa của bé.

Theo ebe

Leave a Reply

Or