5 hành vi của trẻ nhiều người cho là xấu nhưng lại chứng tỏ trẻ rất thông minh, trí não phát triển mạnh mẽ

Trong quá trình nuôi dạy con, bố mẹ sẽ gặp một số hành vi bất thường ở trẻ và cảm thấy rất lo lắng, đặc biệt là 5 hành vi dưới đây.

Tuy nhiên, có những hành vi tưởng như bất thường của trẻ lại cho thấy não bộ trẻ đang phát triển mạnh mẽ và ấy là biểu hiện của đứa trẻ thông minh:

1. Nói dối

Nói dối đôi khi là một màn biểu diễn thông minh bởi giả vờ đòi hỏi sự khôn ngoan ở trẻ. Trẻ nhỏ thường sẽ nói dối khi được chừng 2 tuổi. Đừng quá lo lắng về việc nói dối trong giai đoạn này bởi lúc này, trí tưởng tượng của các em đã phát triển đến mức nhất định, nhưng khó phân biệt được đâu là tưởng tượng và đâu là thực tế, dễ diễn đạt những gì mình tưởng tượng là hiện thực nên mới có hành vi nói dối.

Năm hành vi của trẻ nhiều người cho là xấu, nhưng thực sự là trẻ càng thông minh - Ảnh 5.

Nhà tâm lý học phát triển người Mỹ Michael Lewis đã thực hiện 1 cuộc nghiên cứu vào giữa những năm 1980 trên hàng trăm trẻ khác nhau và đưa ra kết luận những trẻ nói dối có chỉ số IQ ngôn ngữ cao hơn trẻ không nói dối khoảng 10%. Nhà tâm lý học ĐH Toronto Kang Lee, người đã nghiên cứu về sự nói dối ở trẻ em trong hơn 2 thập kỉ cũng cho biết nếu cha mẹ thấy con ở độ tuổi 2 – 3 tuổi nói dối thì nên mừng vì nói dối tốt cho não, thể hiện đứa trẻ rất thông minh.

Nếu trẻ có hành vi nói dối, chúng ta không nên tùy ý gán cho trẻ là “trẻ hư”. Bố mẹ chỉ nên để ý, hướng dẫn và sửa chữa khi trẻ thường xuyên nói dối ở giai đoạn đã bắt đầu đi học (sau độ tuổi mẫu giáo).

Theo thống kê của tâm lý học phát triển: nói dối là một quá trình mà đứa trẻ nào cũng sẽ trải qua, nhìn chung chúng học nói dối từ khi hai tuổi và đạt đến đỉnh điểm vào năm học lớp hai và lớp ba tiểu học. Vì vậy, không nên đánh giá thấp khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng của trẻ, trẻ có thể làm cho đồ giả sống động như thật. Ở một góc độ nào đó, trong giai đoạn mầm non, trẻ càng nói dối và hay giả vờ càng thông minh vì điều đó đòi hỏi phải có trí tuệ.

2. Đứa trẻ khóc khi người khác bế

Đây là sự phát triển trí thông minh của em bé. Một số bà mẹ thường nói rằng trước đây ai bế trẻ cũng được, đều không có vấn đề gì nhưng càng lớn đứa trẻ càng chỉ theo mẹ, người khác bế là khóc ầm ĩ, điều này khiến bố mẹ xấu hổ. Vậy điều gì đã xảy ra ở trẻ? Đó là bởi vì đứa trẻ đã trở nên thông minh hơn và trẻ có thể phân biệt khuôn mặt của cha mẹ mình và những người thân thiết khác.

Năm hành vi của trẻ nhiều người cho là xấu nhưng lại chứng tỏ trẻ rất thông minh, trí não phát triển mạnh mẽ - Ảnh 1.
Một số bé phản ứng mạnh mẽ khi thấy người lạ (Ảnh minh họa).

Nghiên cứu khoa học đã chứng minh, trẻ sơ sinh bắt đầu nhận biết sự chào đời của bản thân vào khoảng tháng thứ 6, đây là giai đoạn mà trẻ sơ sinh phải trải qua trong quá trình phát triển trí tuệ. Vì vậy, cha mẹ đừng cho rằng đây là một hiện tượng xấu. Bình thường, kiểu nhận biết này sẽ dần biến mất khi bé lớn lên. Tất nhiên, mức độ nhận biết khác nhau ở mỗi đứa trẻ, một số bé phản ứng mạnh mẽ, một số bé có thể không thay đổi chút nào.

Ở giai đoạn này, nếu bé luôn muốn bố mẹ bế thì bố mẹ hãy làm hài lòng bé, tạo cho bé cảm giác an toàn, đây là liều thuốc tốt nhất cho sự tăng trưởng và phát triển trí não của bé.

3. Trẻ thường mút tay

Đây không phải là một thói quen xấu, đó là cơ hội “học hỏi” quan trọng của bé. Khi thấy bé mút tay nhiều, các bà mẹ luôn cảm thấy việc này đặc biệt mất vệ sinh nên lo lắng. Nhưng trên thực tế, mút tay là hành vi cần thiết để kích thích não bộ phát triển và ổn định cảm xúc.

Trong quá trình lớn lên, trẻ sẽ học cách khám phá thế giới bằng nhiều giác quan khác nhau. Thời gian đầu bé chỉ điều khiển được môi và lưỡi để cảm nhận hình dạng của sự vật xung quanh nên trẻ dùng bàn tay dễ cho vào miệng nhất làm đối tượng khám phá.

Ngoài việc khám phá, mút tay còn có tác dụng: bé tự xoa dịu mình. Vì vậy bạn sẽ thấy rằng nếu không có ai chơi với bé khi chúng ta bận rộn, bé khóc, chỉ cần đưa tay nhỏ vào miệng là bé sẽ nín khóc ngay. Tất nhiên nếu trẻ đã khá lớn mà vẫn mút tay thì bố mẹ cần phải lưu ý, lúc này có thể do bé quá bất an, hoặc bé bị áp lực quá lớn.

4. Bé luôn tự nói chuyện với chính mình

Năm hành vi của trẻ nhiều người cho là xấu nhưng lại chứng tỏ trẻ rất thông minh, trí não phát triển mạnh mẽ - Ảnh 3.
Nhiều bé thích nói chuyện với chính mình (Ảnh minh họa).

Việc bé luôn tự nói chuyện với chính mình không chỉ là vui, đó là vì bé đã học cách tự suy nghĩ. Khi trẻ đang tự nói chuyện với chính mình, cha mẹ không nên nói chuyện với trẻ, điều này có thể làm gián đoạn suy nghĩ của trẻ. Bạn có thể yên lặng lắng nghe, có một số từ sẽ khiến bạn bật cười. Một số từ rời rạc, mẹ có thể đoán được trẻ đang nói về điều gì và có thể biết được trẻ đã phát triển ở giai đoạn nào.

Một nghiên cứu đăng trên trang webmd cho biết hầu hết trẻ thông minh đều thích nói chuyện một mình. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc đứa trẻ hay nói chuyện với chính mình sẽ giúp trẻ tăng khả năng tập trung, ghi nhớ tốt, làm việc nhanh hơn và biết cách giải quyết vấn đề trong tương lai.

Khoảng từ 1,5 tuổi trở lên, bé thường xuyên tự nói chuyện với chính mình. Khi trẻ đi ngủ, trẻ sẽ luôn nằm trên giường và nói rất nhiều, một số bà mẹ thấy điều này rất thú vị, nhưng có mẹ sẽ nói với con mình rằng hãy im lặng, đừng gây ồn ào và hãy đi ngủ. Hiểu được đây là một biểu hiện cho thấy trẻ rất thông minh, bố mẹ đừng nên can thiệp mỗi khi con đang nói chuyện với chính mình nhé.

5. Ném đồ, xé giấy, vẽ nguệch ngoạc…

Ném đồ, xé giấy, vẽ nguệch ngoạc,… không phải là những hành vi xấu mà là động lực thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của não bộ. Sau một năm đầu đời, bé ngày càng nghịch ngợm và tự giác hơn, chúng ta không nên tùy tiện cấm đoán mà nên hướng dẫn, khuyến khích để bé có cơ hội phát triển trí não tốt nhất

Theo Afamily

Leave a Reply

Or