5 điều không có lợi cho trí thông minh của bé nhưng cha mẹ vẫn thường làm

Dạy con thông minh đôi khi lại xuất phát từ những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày.

Trí thông minh của trẻ được thừa hưởng từ cha mẹ đồng thời cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ môi trường xung quanh và sự giáo dục của cha mẹ. 

Tuy nhiên nhiều người vẫn nghĩ rằng, trí thông minh của con chỉ được rèn luyện và trau dồi qua quá trình học tập. Họ không biết rằng, ngay trong cuộc sống hàng ngày, thậm chí từ khi con mới chào đời, cha mẹ đã cần phải chú ý chăm sóc và hướng dẫn cho con phát triển trí não tối ưu rồi.

Sau đây là 5 điều sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát trí não con nhưng các bậc cha mẹ lại thường làm. 

1. Bỏ qua những biểu hiện nhỏ của bé

5 dieu khong co loi cho tri thong minh cua be nhung cha me van thuong lam - 1

Cha mẹ cần chú tâm đến những thay đổi nhỏ ở con và kịp thời đưa ra phản ứng lại. (Ảnh minh họa)

Trẻ vừa chào đời chính là khoảng thời gian quan trọng và lý tưởng nhất để thiết lập mối quan hệ cha mẹ – con cái. Lúc này trẻ chưa nói được, mỗi khi có nhu cầu gì con chỉ biết khóc để thể hiện với người lớn. 

Nếu cha mẹ chú tâm đến những thay đổi nhỏ ở con và kịp thời đưa ra phản ứng lại, trẻ sẽ cảm thấy được quan tâm, yêu thương. Điều đó là tiền đề quan trọng để xây dựng cảm giác an toàn cho con. Cảm giác an toàn chính là yếu tố then chốt để con có đủ tự tin trong học tập và cuộc sống sau này, cũng như dũng cảm khám phá những thứ mới lạ của thế giới bên ngoài.

2. Ít tiếp xúc thân thể với bé

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, trẻ nhỏ có cha mẹ thường xuyên ôm ấp, tiếp xúc chân tay sẽ thông minh, khỏe mạnh, giấc ngủ được cải thiện và có cảm giác an toàn hơn. 

Do đó, cha mẹ đừng bao giờ quên thực hiện những tiếp xúc vật lý da – da với con mỗi ngày. Việc làm ấy chẳng những mang lại nhiều lợi ích cho con mà còn khiến mối quan hệ cha mẹ – con cái được cải thiện. Đối với cha mẹ, sau 1 ngày làm việc mệt nhọc, được ôm con yêu trong lòng chắc chắn bạn cũng cảm thấy thư giãn, thoải mái và hạnh phúc hơn đấy!

3. Không cho con tập bò

Trẻ sẽ bắt đầu biết bò khi được 7 – 10 tháng tuổi. Nhiều bậc cha mẹ sợ con bị thương khi bò loạn khắp nhà. Vì thế, họ áp dụng mọi cách thức để hạn chế con tập bò. 

Nhưng đó là một việc làm hạn chế khả năng vận động của con, ảnh hưởng đến việc tập đi của bé sau đó. Trẻ không tập bò, đến khi biết đi sẽ không đi vững như những đứa trẻ được tập bò. Tới lúc ấy vô hình chung bé còn bị thương nhiều hơn nữa. 

Ngoài ra, trong quá trình tập bò, các cơ quan vận động của trẻ trở nên linh hoạt hơn. Trẻ sẽ không ngừng tìm tòi, khám phá những đồ vật mới lạ trong nhà, từ đó trí não của bé cũng được kích thích để phát triển.

4. Không cho phép con làm sai 

5 dieu khong co loi cho tri thong minh cua be nhung cha me van thuong lam - 3

Lứa tuổi của con là lứa tuổi cần được thỏa sức sáng tạo và tưởng tượng. (Ảnh minh họa)

Không ít người lớn thường lấy vốn hiểu biết của mình làm tiêu chí đáng giá năng lực, trình độ của 1 đứa trẻ vài tuổi. Chỉ cần họ thấy con tô màu củ cà rốt màu xanh thì lập tức mắng mỏ và bắt con sửa lại ngay, còn cấm bé lần sau không được tái phạm.

Những tưởng uốn nắn con từ làm sai thành đúng là tốt cho trẻ. Nhưng lứa tuổi của con là lứa tuổi cần được thỏa sức sáng tạo và tưởng tượng. Chứ không phải là thời điểm cần phải làm mọi thứ đều đúng chuẩn. Việc làm ấy của cha mẹ vô tình lại mài mòn và hạn chế sức sáng tạo của con mình.

5. Không cho con nghịch ngợm

Hiếu động và nghịch ngợm là thiên tính của trẻ nhỏ. Không tránh khỏi con có lúc bày bừa đồ chơi ra nhà hoặc làm hỏng món đồ nào đó. Nhiều người vì sợ điều ấy mà luôn cấm đoán không cho con nghịch ngợm bất cứ đồ vật gì. 

Đó là một cách làm chưa đúng, bởi trong quá trình tò mò chơi đùa, trẻ sẽ không ngừng học hỏi để tăng cường vốn tri thức, hiểu biết cho bản thân.

Leave a Reply

Or