5 cách dạy con thông minh từ khi lọt lòng

Dạy bé chỉ đồ vật, gắn kết với bé, hay chăm chỉ trò chuyện…. là một trong những cách để bạn phát triển trí thông minh của con từ bé.

Ảnh minh họa: Internet

Có sự liên kết với bé

Theo Tracy Cutchlow , biên tập viên cuốn sách “Brain rules for baby” khi bộ não của bé cảm nhận thấy được sự an toàn ở môi trường xung quanh, bé sẽ dễ dàng tiếp nhận kiến thức hơn.Vì thế nên bạn hãy luôn ở bên cạnh bé, dành cho bé những cử chỉ yêu thương, massage hay trò chuyện cùng bé.
Những người lần đầu tiên làm mẹ có thể sẽ thấy khó khăn khi tạo cho con cảm giác an toàn và được chở che. Những đêm ròng mất ngủ, phải ở quẩn quanh trong nhà và làm một công việc mà bạn hoàn toàn không có kinh nghiệm sẽ dễ dàng khiến bất kỳ ai bị stress. Nhưng đừng vì thế mà làm hỏng tình yêu nồng thắm giữa bạn và người bạn đời vì đây cũng là một trong những cách tốt nhất khiến cho bé cảm thấy an toàn. Cutchlow gợi ý rằng vợ chồng nên thỏa thuận với nhau về việc phân chia công việc trong nhà, và sự sẻ chia của người chồng trong thời điểm này là cực kỳ có ý nghĩa.

Kể cho bé những câu chuyện

Các chuyên gia cho rằng người mẹ nên nói chuyện càng nhiều với bé càng tốt. Việc này sẽ giúp phát triển khả năng ngôn ngữ của bé từ sớm.

Cutchlow cho biết trẻ em 3 tuổi biết nói sẽ có chỉ số IQ cao gấp 1.5 lần so với những đứa trẻ chưa biết nói. Các kỹ năng đọc hiểu, chính tả và viết sẽ phát triển hơn khi đi học tiểu học, Số lượng từ, sự đa dạng và phức tạp của từ cùng cách mà bạn sử dụng chúng sẽ giúp nuôi dưỡng và phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ. Âm điệu trong giọng nói cũng rất quan trọng. Giọng nói của người mẹ là một cách tuyệt vời giúp não của bé có thể tiếp nhận ngôn ngữ. Những giai điệu âm thanh riêng biệt với tông cao khiến bé dễ dàng bắt chước hơn.

Tuy nhiên, thông thường các bậc cha mẹ có xu hướng ít nói chuyện hơn khi thấy con của họ bắt đầu bập bẹ được.

Luôn ở bên con

Nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh bắt đầu nhận ra nét mặt của bố mẹ vào khoảng 3 hoặc 4 tháng tuổi. Khoảng 5 tháng tuổi, trẻ có thể hiểu được cảm xúc trên khuôn mặt của một người không quen.

Ross Flo , giáo sư tâm lý học và khoa học thần kinh tại Đại học Brigham Young ở Provo, Utah Mỹ nói rằng cảm xúc là một trong những kênh giao tiếp đầu tiên của bé với chúng ta. Hiểu được cảm xúc trên khuôn mặt là nền tảng của kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ giúp bé có làm việc nhóm tốt hơn và thiết lập được các mối quan hệ lâu dài như một người trưởng thành.Vì thế, bố mẹ nên dành nhiều thời gian bên cạnh bé để giúp phát triển tốt kỹ năng này.

Hạn chế thời gian ngồi xe đẩy

Trẻ em nằm nôi, ngồi xe đẩy quá nhiều sẽ hạn chế việc bé vận động. Có rất nhiều trẻ em phải nằm trong nôi, ngồi xe đẩy quá nhiều, đó là chưa kể thời gian ngồi trong xe ô tô cùng bố mẹ. Trẻ em cần phản ứng một cách tự do với các kích thích xung quanh. Vì thế mà chúng cần được di chuyển tự do để quan sát được cả phía trước, bên cạnh hay phía sau chúng. Đây là giai đoạn đầu tiên của sự phát triển sự tập trung của bé vì thế nó rất cần thiết.

Dạy trẻ bằng cách chỉ vào đồ vật

Nghiên cứu cho thấy trẻ em học ngôn ngữ nhanh hơn nếu bạn chỉ tay đến đối tượng trong khi bạn nói từ đó.

Lúc đầu, bé sẽ nhìn vào vật mà bạn trỏ. Khi lớn hơn một chút, bé sẽ nhìn vào ngón tay trỏ của bạn. Giáo sư tâm lý BYU Ross Flom cho biết khoảng 9 tháng tuổi, hầu hết các bé bắt đầu biết nhìn ngón tay chỉ của bạn và nhận biết được những gì bạn đang trỏ đến.

Từ khoảng 9 đến 10 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu biết đem các vật đến khoe bạn. Đó chính là những tam giác giao tiếp tiếng anh là “joint attention” một trong những cách tốt nhất để trẻ học ngôn ngữ. Nó có nghĩa là con bạn đang phát triển khả năng nhận biết liên quan đến bạn và một đồ vật khác (hoặc ai đó) ngoài thế giới hai người là bạn và bé.

Cha mẹ có thể làm gì để phát triển kỹ năng này?  Tiếp tục chỉ vào những vật xung quanh bé và nói về chúng. Bé có thể không hiểu những lời bạn nói, nhưng sự giao tiếp của bạn với bé sẽ dần dần trở nên phức tạp hơn. Ví dụ, bạn có thể đi đến sở thú với bé, đến chuồng gấu, chỉ vào đó và miêu tả. Điều đó sẽ giúp bé thúc đẩy sự phát triển xã hội và nhận thức về ngôn ngữ.

 

 

theo: camnanggiadinh

Leave a Reply

Or