4 bộ phận QUAN TRỌNG trên cơ thể bé không được chạm vào dù bế, ẵm suốt ngày

Bé yêu chắc chắn sẽ được mọi người trong gia đình yêu thương, cưng nựng nhiều. Tuy nhiên, chạm vào những bộ phận này thường gây hại cho sức khỏe của trẻ hơn là có lợi, mẹ nên chú ý.

Má bé gần với mang tai và tuyến mang tai- đây là vùng có xương mềm, rất dễ gãy hoặc biến dạng. Thường xuyên hôn má của bé có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển xương mặt của trẻ.

Chẳng hạn như thường xuyên hôn bé có thể gây ra sự phát triển bất đối xứng giữa hàm bên phải và bên trái của bé.

Dù bé được bế ẵm, cưng nựng nhiều, mẹ chú ý ngăn mọi người chạm vào 4 bộ phận này của con

Rốn 

Với trẻ sơ sinh, rốn chính là vết thương của bé. Vì vậy rốn trẻ sơ sinh phải được vệ sinh sạch sẽ. Bạn và những người thân của mình không nên chạm trực tiếp tay vào rốn của bé để ngăn ngừa nhiễm trùng và nhiễm khuẩn.

Thóp

Khi mới sinh, thóp là phần xương đỉnh đầu của bé chưa khép hết, chia ra thành 2 phần thóp trước và thóp sau. Khi bé được 3 tháng tuổi, thóp sau sẽ ‘biến mất’ do khớp nối xương sọ được liền kín lại, còn thóp trước phải đợi đến khi bé được hơn 1 tuổi. Trên thực tế vùng thóp rất mỏng manh, nếu chạm mạnh có thể gây nhiễm trùng mô não. Mẹ nên làm sạch đầu của bé nhẹ nhàng và tránh chạm mạnh vào phần thóp để bảo vệ bé. Để vệ sinh phần thóp, mẹ có thể lau nhẹ nhàng lau bằng khăn mỏng cùng với dầu ô liu rồi lau lại bằng nước sạch.

mẹ chú ý ngăn mọi người chạm vào 4 bộ phận này của con

Tai

Nhiều người bà, người mẹ thường tự dùng bông tăm để làm sạch tai bé mà không có sự chỉ dẫn của bác sỹ. Trên thực tế vệ sinh tai trẻ nhỏ không phải là lấy ráy tai. Và 90 % trẻ không cần lấy ráy tai. Ráy tai được hình thành từ những tế bào chết, mồ hôi, bã nhờn do các tuyến trong ống tai tiết ra. Ráy tai có tác dụng ngăn cản bụi bẩn, làm ẩm và bôi trơn ống tai cũng như ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng tai. Mẹ không nên ngoáy tai cho bé mà chỉ nên dùng khăn ẩm lau vùng vành ngoài của tai là đủ. Chú ý tránh để nước vào tai bé, có thể gây nhiễm trùng.

Những điều mẹ nên làm để bé mau lớn, thông minh và khỏe mạnh:

1.Trò chuyện với bé

Khi em bé được khoảng 10 ngày tuổi, mẹ nên bắt đầu trò chuyện với em bé. Ví dụ sau khi tắm hay thay tã cho bé, mẹ hãy chạm vào bé và nói: “Mẹ đã tắm (thay tã) cho con rồi đó.”  Trò chuyện sẽ sẽ giúp bé sẽ giúp trẻ cảm nhận được ngôn ngữ, biết học cách lắng nghe, cảm nhận được tình mẫu tử từ đó phát triển thính giác, thị giác và xúc giác và khiến bé cảm thấy hạnh phúc.

2. Massage cho bé

Massage cho bé là cách hay để tăng cường hệ thống cơ xương, thúc đẩy lưu thông máu và sự trao đổi chất hơn nữa còn giúp bé luôn vui vẻ, hạnh phúc.

3. Chơi cùng bé

Khi bé được 1-2 tháng tuổi, mẹ hãy bắt đầu để ngón tay lên tay bé để bé bắt đầu tập cầm, nắm tay mẹ. Hãy mua những đồ chơi lúc lắc nhỏ để kích thích sự phát triển thính giác của bé, để bé cảm nhận ra âm thanh và đưa mắt tìm kiếm nơi phát ra âm thanh đó.

 Theo emdep

Leave a Reply

Or