4 bộ phận của trẻ không nên quá sạch sẽ, vệ sinh thường xuyên sẽ gây hại cho trẻ

Hầu hết các bà mẹ đều muốn giữ cho trẻ được sạch sẽ, bởi lo lắng một số chất bẩn sẽ gây hại cho sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên trên thực tế, “bẩn vừa phải” mới thực sự có thể bảo vệ cơ thể trẻ. Bốn bộ phận của trẻ, nhìn thì bẩn nhưng nếu vệ sinh quá kỹ sẽ gây hại cho sức khỏe của trẻ.

1. Vệ sinh khoang mũi quá sạch

Khoang mũi của trẻ nhỏ tương đối ngắn, không giống như người lớn có lông mũi bảo vệ, niêm mạc mũi mềm, nếu bạn luôn ngoáy mũi và vệ sinh mũi quá sạch sẽ khiến niêm mạc mũi bị kích thích, trẻ dễ chảy nước mũi và ngứa.

Mặc dù gỉ mũi trông khó coi, nhưng chúng thực sự là hàng rào bảo vệ tự nhiên cho khoang mũi của bé. Việc lau rửa thương xuyên có thể gây nhiễm trùng đường hô hấp, hơn nữa khoang mũi của trẻ có nhiều mạch máu, và ngoáy mũi vô tình có thể gây chảy máu cam. Chỗ bị chảy máu sau khi đóng vảy sẽ trở nên ngứa ngáy, trẻ không thể không ngoáy mũi lại rất dễ gây tổn thương, tạo thành một vòng luẩn quẩn. Điều cuối cùng là, trẻ sẽ bắt chước và thường xuyên ngoáy mũi trong tương lai.

Mũi trẻ làm sao để hút sạch? Nếu cảm thấy mũi trẻ chảy nhiều và mũi không thông, bạn có thể làm sạch khoang mũi bằng nước muối sinh lý thông thường, cho trẻ nằm ngửa một lúc để làm mềm mũi, cuối cùng dùng tăm bông và khăn giấy để xử lý chất nhầy trong mũi.

2. Vệ sinh tai sạch sẽ

4 bộ phận của trẻ không nên quá sạch sẽ, vệ sinh thường xuyên sẽ gây hại cho trẻ - Ảnh 2.

Vệ sinh tai cho trẻ nếu không cẩn thận có thể làm tổn thương ống tai của trẻ. Ngoài ngoáy mũi, nhiều mẹ còn thích ngoáy tai cho con. Tuy nhiên, chính việc ngoáy tai rất có thể sẽ làm tổn thương ống tai của trẻ. Ống tai của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hẹp và ngắn hơn so với người lớn, khả năng miễn dịch của da cũng yếu hơn, thường xuyên lấy ráy tai dễ gây ra bệnh viêm tai ngoài.

Nếu không nắm được phương pháp khi ngoáy tai, bạn cũng sẽ làm tổn thương màng nhĩ của trẻ. Trên thực tế, ráy tai thông thường sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của tai, ngược lại, nó có thể bảo vệ tai bé và chặn các vi sinh vật, bọ nhỏ và thậm chí cả nước. Hầu hết cơ thể đều có thể tự bài tiết ráy tai. Ráy tai của trẻ sẽ rơi ra ngoài khi trẻ nhai, ngáp, vận động. Nếu bé có nhiều ráy tai và có biểu hiện khó chịu rõ ràng thì cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để nhờ bác sĩ giúp đỡ.

3. Làm sạch “cứt trâu”

4 bộ phận của trẻ không nên quá sạch sẽ, vệ sinh thường xuyên sẽ gây hại cho trẻ - Ảnh 3.
“Cứt trâu” sẽ dần dần tự biến mất khỏi đầu trẻ mà không cần tác động gì (Ảnh minh họa).

Nhiều trẻ sơ sinh trên đầu đều xuất hiện các mảng vảy khô, dần dần hình thành một mảng dày, nhờn, có màu vàng nâu hoặc nâu sậm, hay còn được gọi là “cứt trâu”. Khi nhìn thấy lớp vảy này trên đầu trẻ, cha mẹ không nên dùng lực để loại bỏ “cứt trâu” với mục đích giúp da đầu trẻ sạch sẽ. Bởi vì da đầu của em bé rất mềm, hơn nữa lớp vảy che phủ vị trí thóp đầu, vệ sinh không đúng cách có thể khiến da đầu của em bé bị tổn thương hoặc thậm chí gây nhiễm trùng.

Lớp vảy này thường xuất hiện trong vài tháng đầu tiên của trẻ sơ sinh, không gây khó chịu cho đến 6-12 tháng. Nó sẽ tự biến mất và hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy, bố mẹ không cần quá quan tâm đến sự “không hoàn hảo” này, cũng như không cần giúp trẻ loại bỏ nó.

4. Rửa quá sạch vùng kín của trẻ

4 bộ phận của trẻ không nên quá sạch sẽ, vệ sinh thường xuyên sẽ gây hại cho trẻ - Ảnh 4.
Mỗi lần vệ sinh vùng kín cho trẻ không cần phải cố ý rửa mạnh, tránh tổn thương niêm mạc cục bộ, khiến trẻ dễ bị nhiễm vi khuẩn (Ảnh minh họa).

Một số bà mẹ luôn dùng lực mạnh để rửa vùng kín của trẻ vì cảm thấy rửa thế nào cũng không sạch. Đặc biệt có một số mẹ cho rằng chất dịch trắng bài tiết ở vùng kín bé gái là thứ “bẩn” nên phải rửa thật sạch. Trong thực tế, những chất tiết màu trắng này không bẩn và có tác dụng bảo vệ nhất định đối với niêm mạc ở vùng kín. Do đó, mỗi lần vệ sinh vùng kín cho trẻ không cần phải cố ý rửa mạnh, tránh tổn thương niêm mạc cục bộ, khiến trẻ dễ bị nhiễm vi khuẩn. Nếu không có gì đặc biệt thì không nên vệ sinh quá nhiều, chỉ cần 1-2 lần/ngày. Nhưng nếu dịch tiết của bé có màu vàng và lẫn máu, hoặc âm hộ đỏ, sưng và ngứa, hãy đưa bé đi khám.

Cách vệ sinh vùng kín cho trẻ đúng nhất:

– Với bé trai: Đầu tiên làm sạch gốc đùi và dương vật, sau đó nhẹ nhàng nhấc bìu của trẻ lên, làm sạch da xung quanh, nhưng không đẩy da bao qui đầu.

– Với bé gái: Rửa từ trong ra ngoài, từ trước ra sau, không chà vào môi âm hộ.

Theo Afamily

Leave a Reply

Or