10 thực phẩm tăng cân cho bé bị suy dinh dưỡng nhẹ

Với những trẻ bị suy dinh dưỡng nhẹ cân, thức ăn giàu chất béo và lành tính sẽ làm phong phú thực đơn hàng ngày, giúp bé ăn ngon miệng và dễ dàng tăng cân hơn.

Sữa nguyên kem

Sữa nguyên kem với hàm lượng canxi và calo dồi dào. Bé từ một tuổi trở lên uống mỗi ngày một cốc sữa nguyên kem có thể cải thiện được cân nặng. Còn đối với trẻ dưới một tuổi và đang bú, mẹ hãy uống sữa nguyên kem mỗi ngày để sữa đủ chất béo và năng lượng cho bé.

thuc-pham-cho-be-tang-can-suckhoenhi.vn

Sữa chua nguyên kem

Tương tự như trên, đây cũng là một lựa chọn để mẹ bổ sung cho bé. Tuy nhiên, thay vì mua sữa chua có đường bán sẵn ở cửa hàng, mẹ hãy chọn loại không đường và kết hợp thêm hoa quả để tạo độ ngọt tự nhiên. Sữa chua bán sẵn thường có lượng đường cao hơn nhu cầu của bé.

Pho mát

Một miếng pho mát nhỏ sau bữa ăn tối giúp bé tăng cân. Mẹ có thể nấu pho mát lẫn trong thức ăn để đa dạng thực đơn cho bé.

Trứng

Trứng giàu protein, cần thiết cho sự phát triển và cân năng của trẻ. Tuy vậy, mẹ chỉ nên cho trẻ ăn lòng đỏ trứng gà từ 8 tháng tuổi và sau một tuổi mới ăn cả lòng trắng.

Khoai tây

Đây là nguồn carbohydrates và năng lượng tuyệt vời. Khoai tây dễ chế biết thành nhiều món ăn dinh dưỡng.

Bơ, bơ sữa trâu lỏng (Ghee)

Thêm một muỗng cà phê bơ vào thức ăn của bé giúp hàm lượng dinh dưỡng tăng vượt bậc nhưng mẹ đừng quá lạm dụng vì bơ có thể gây béo phì.

Bơ lạc

Với bé từ một tuổi trở lên, mẹ có thể phết bơ với bánh mỳ cho bé ăn vào bữa sáng. Món ăn đơn giản, đủ chất này có thể giúp bé tăng cân.

Dầu ô liu

Ngay từ lúc bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể thêm dầu ô liu vào bột của bé. Loại dầu thực vật này giàu chất béo và tốt cho sự phát triển của trẻ.

Hạt dẻ

Hạt dẻ và các loại hạt ngũ cốc chứa vitamin E, protein và chất bé. Với trẻ từ 8 tháng tuổi, mẹ có thể thêm hạt dẻ vào các loại sinh tố, bánh…

Khoai lang

thuc-pham-cho-be-tang-can-1-suckhoenhi.vn

Khoai lang là giàu đường và beta carotene, thích hợp cho trẻ cần tăng cân.

Ngoài thực đơn hàng ngày của bé, mẹ cũng cần phải chú ý những điều dưới đây để giúp bé phát triển toàn diện nhất:

Thức ăn cần kích thích các giác quan và phù hợp với tình trạng răng miệng. Bé sẽ ăn ngon bằng vị giác, bằng tai, bằng mắt, khi được bốc, đưa lên miệng, lưỡi. Khi có răng thì cần tạo điều kiện cho bé tập nhai. Có nhai mới tiết ra nước bọt, ăn càng ngon thêm.

Bao tử trẻ còn nhỏ, trên dưới 200ml chỉ nên cho ăn từng chút một, trông đỡ ngán. Thức ăn cần “ngon mắt” để bé thấy “muốn nhai”.

Tính đa dạng cũng rất cần để tránh chán ăn: chúng ta thường nhận thấy trẻ con dễ chấp nhận ăn riêng từng thức ăn như: trái cây, bánh qui, yaourt, cháo,… nhưng chóng chán những hỗn hợp thức ăn, chính vì được xay quá nhuyễn và loãng bằng máy xay sinh tố. Một đứa trẻ khi đã không thích cái gì thì sẽ có cử chỉ “quay đầu đi” khi bạn cố đút bé ăn.

Khuyến khích tính chủ động trong ăn uống, thay vì “kè kè” theo sau bé để đút, bạn hãy bày ra cho bé “trò chơi tự ăn” xem cái tay có khéo cầm muỗng, hàm có nhai giống bố, mẹ không? Bé làm được gì thì nhớ khen bé, bé sẽ thích thú và làm tiếp.

Theo suckhoenhi

Leave a Reply

Or