10 thói quen tưởng đúng của mẹ gây nguy hiểm cho con

Không thể lấy lí do ngày xưa nuôi con như thế trẻ vẫn khỏe mà làm theo. Để bảo vệ sức khỏe của con tốt nhất, bạn cần tránh những thói quen phản khoa học.

10_thoi_quen_tuong_dung_cua_me_gay_nguy_hiem_cho_con_400_276

1Lạm dụng thuốc trị biếng ăn cho con
Hầu hết trẻ em nào cũng phải trải qua giai đoạn biếng ăn, có thể là do thời tiết, sức khỏe hoặc thay đổi trong cơ thể (mọc răng). Tuy nhiên, nhiều phụ huynh cảm thấy quá lo lắng trước vấn đề này, cho con sử dụng các loại men tiêu hóa, thuốc trị biếng ăn.
Trên thực tế, thói quen dùng thuốc trị biếng ăn tuy cho hiệu quả trước mắt nhưng ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe của bé. Trẻ sẽ bị phụ thuộc vào thuốc, biếng ăn trở lại khi ngưng dùng thuốc. Thậm chí thường xuyên dùng thuốc trị biếng ăn có thể gây táo bón, gây khô miệng, khó tiểu tiện và ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương của trẻ.
Lời khuyên:
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cha mẹ cần xác định rõ nguyên nhân con biếng ăn. Trẻ có thể biếng ăn sinh lý ở một số giai đoạn phát triển như tập lẫy, tập đứng, tập đi, tập chạy… Các bậc phụ huynh nên kiên nhẫn tập cho trẻ hứng thú khi ăn bằng cách chế biến món ăn đa dạng, phong phú.
Dù có nhiều cố gắng. bạn vẫn phải chấp nhận chuyện bé khó ăn, ăn ít hơn mọi ngày vì đây là điều tất yếu. Không nên ép uống bé ăn quá mức có thể làm bé sợ hãi bữa ăn và trở thành biếng ăn tâm lý rất có hại sau này.
10_thoi_quen_tuong_dung_cua_me_gay_nguy_hiem_cho_con1
2 Vừa bế con vừa rung lắc bần bật
Nhiều bậc phụ huynh có thói quen bé con rồi cưng nựng, rung lắc, thậm chí tung con lên không trung rồi xoay. Việc rung lắc mạnh có thể gây nguy hiểm tới trẻ nhỏ đặc biệt là những bé dưới 10 tháng tuổi. Do thời điểm này, cổ của bé còn rất yếu, não của bé mềm và chưa cố định nên dễ bị tổn thương khi rung lắc.
Nguy hiểm nhất là những rung lắc khi bế xốc trẻ trong tư thế đứng và không giữ cố định cổ để cho cổ di chuyển theo hướng trước sau. Não của trẻ khá mềm với màng não mỏng. Khối cơ của cổ lại quá yếu không đủ sức nâng đỡ đầu, nên khi bị rung lắc sẽ có khuynh hướng gập tới gập lui hay xoay qua xoay lại một cách không kiểm soát được. Những tổn thương này rất khó phát hiện và có thể gây ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe của bé.

Lời khuyên:
Các bậc phụ huynh tuyệt đối không được đung đưa mạnh đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 0-6 tháng. Đồng thời bạn cũng không nên có những động tác làm thay đổi từ thế trẻ nhanh đột ngột như: Trẻ đang năm được bế thốc dậy, nhấc bổng trẻ lên cao, xốc nách nhấc trẻ lên cao rồi hạ xuống.
Đặc biệt, khi trẻ quấy khóc hoặc làm một việc gì đó không vừa lòng, người lớn không nên tát, đánh vào đầu trẻ. Khi di chuyển trẻ, hãy giữ cổ ở tư thế tương đối cố định. Đôi khi việc cưng nựng bằng cách rung lắc có thể khiến bé hình thành thói quen phải rung lắc mới ngủ hoặc nín khóc. Các bậc phụ huynh nên định hướng trước các thói quen của bé từ khi nhỏ, không nên quá nuông chiều trẻ.
3 Dùng tăm bông ngoáy tai cho con
Sau khi tắm, nhiều bà mẹ thường dùng tăm bông vệ sinh tai cho con. Thói quen này tưởng chừng đúng nhưng lại vô tình đẩy một ít ráy tai vào sâu hơn và có thể làm tai trẻ bị đau, sưng tấy. Bên cạnh đó, việc lấy ráy tai mỗi ngày bằng tăm bông sẽ làm rụng lông tai, ảnh hưởng tới chức năng tống chất bẩn ra ngoài cửa ống tai, từ đó trẻ hay bị viêm ống tai ngoài và hay có ráy tai hơn.
Lời khuyên:
Trẻ sơ sinh không cần phải thường xuyên lấy ráy tai, ráy tai sẽ tự động bị cơ thể đẩy ra ngoài. Trong quá trình tắm cho bé, đôi khi các mẹ có thể để nước vào tai con. Khi đó bạn cần bình tĩnh cho trẻ nghiêng về phía tai có nước, sao cho nước có thể chảy ra.
Đồng thời, thay vì sử dụng tăm bông, các mẹ nên dùng miếng vải ẩm để làm sạch, khô vành tai và vùng trước cửa tai sau khi bé tắm xong là được. Tuy nhiên, nếu bé dễ bị đóng ráy tai, bạn có thể nhỏ 2 – 3 giọt dầu em bé để làm mềm ráy tai và ngăn hình thành thêm ráy tai.10_thoi_quen_tuong_dung_cua_me_gay_nguy_hiem_cho_con2

 

4 Đi ngủ với một loại đồ uống
Nhiều bậc phụ huynh có thói quen cho bé bú bình hoặc ngậm bình sữa khi ngủ, nhất là vào ban đêm để trẻ khỏi quấy khóc. Tuy nhiên, việc này có thể tăng nguy cơ sâu rặng. Do khi ngủ, bé có thể không nuốt hết sữa. Phần sữa đọng trong miệng bé rất lâu suốt đêm sẽ bị các vi khuẩn làm lên men biến đổi thành acid lactic làm tăng nguy cơ sâu răng rất nhiều lần gây hại hàm răng của bé.

Ngoài ra, khả năng bé bị sặc sữa vào đường thở rất cao khi cho bú đêm. Bởi khi ngủ thì cơ thể sẽ chuyển sang chế độ “Đóng thực quản, mở khí quản” để thở. Cho bé bú lúc đó sẽ làm thực quản và khí quản cùng mở, rất dễ khiến sữa đi sai đường và tập thói quen xấu cho cơ thể là thực quản cũng mở trong khi ngủ khiến trẻ dễ bị ngáy khi lớn.

Lời khuyên:
Thực tế, uống sữa đêm không gây tác hại gì nhưng bạn cần chú ý vì trẻ dễ bị sặc do vừa ngủ vừa uống. Ngoài ra ăn sữa đêm gây tăng cân vì thế con bạn bị thừa cân. Tới 10 tháng các mẹ nên cai sữa đêm cho con.

Bạn có thể pha thêm bột lắc sữa vào cữ sữa cuối cùng của con, để lượng tinh bột (dù ít) giúp con ấm bụng, no lâu và giảm nhu cầu bú đêm. Đồng thời, các mẹ nên giảm dần lượng sữa uống ban đêm của con cho đến khi bé cai được hoàn toàn.

5 Véo mũi cho mũi con cao lên
Nhiều bà mẹ thường mong muốn mũi con cao lên bằng cách véo mũi của con. Đây là sai lầm khá phổ biến nhưng gây ảnh hưởng tới niêm mạc mũi của em bé, nơi chứa rất nhiều mạch máu. Xoang mũi của trẻ ngắn hơn người trưởng thành, chưa có lông mũi, ổ mũi lại chật hẹp, nhiều mạch máu, nếu thường xuyên bị bóp, véo, niêm mạc và mạch máu sẽ bị ảnh hưởng, dẫn tới phản ứng viêm khiến vi khuẩn dễ xâm nhập.

Ngoài ra, ống eustachian của trẻ tương đối dày, ngắn và thẳng, vị trí cũng thấp hơn so với người trưởng thành nên khi xoang mũi bị viêm nhiễm, dịch nhầy lập tức thông qua ống này để vào tai giữa, gây viêm tai giữa.

6 Cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước lọc
Nhiều bà mẹ thường cho trẻ sơ sinh uống nước lọc để tráng miệng và làm sạch lưỡi, giúp bé đỡ táo bón. Tuy nhiên, thói quen cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước lọc có thể gây nhiều hệ lụy sức khỏe. Uống quá nhiều nước lọc trong giai đoạn này có thể khiến trẻ còi xương, chậm lớn; nhiễm độc nước, gây co giật, thậm chí hôn mê… Đặc biệt, trẻ sơ sinh rất dễ bị đầy bụng, chỉ một lượng nước nhỏ cũng khiến trẻ cảm thấy khó chịu.

Thực tế, trẻ sơ sinh đã nhận được một lượng nước nước nhất định thông qua việc bú sữa mẹ hay sữa công thức. Cả hai loại sữa này đều có thể được gọi là nước. Do đó, các mẹ không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước.
Lời khuyên:
Theo tổ chức Y Tế Thế Giới WHO, các bà mẹ nên cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong suốt 6 tháng đầu, sau đó có thể bắt đầu cho bé ăn bổ sung kết hợp với bú sữa mẹ đến ít nhất 24 tháng tuổi. Khi trẻ cảm thấy khát, các mẹ nên cho con bú.

Sau 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho con uống thêm nước trắng, nhưng chỉ với số lượng khoảng 59 – 118ml mỗi ngày. Sau 12 tháng, có thể cho bé uống hỗn hợp đồ uống ít đường trong chế độ ăn của trẻ cùng với nước bao gồm trái cây tươi và hoa quả.

10_thoi_quen_tuong_dung_cua_me_gay_nguy_hiem_cho_con3

7 Vừa cho con ăn vừa uống nước
Để “đánh lừa” con nhiều bậc phụ huynh có thói quen cho con ăn một thìa cháo rồi một thìa nước. Tuy nhiên, thói quen vừa ăn vừa uống này sẽ khiến trẻ hình thành quán tính cứ cần có nước mới nuốt trôi thức ăn, không thiết lập được phản xạ nhai nuốt. Thức ăn chưa được nhai nghiền đã theo nước trôi xuống dạ dày có thể sẽ gây quá tải hệ tiêu hóa non nớt của bé.
Đồng thời, uống bất kì loại nước nào khi ăn sẽ làm tăng kích thích của dạ dày. Khi có quá nhiều chất lỏng và thức ăn trong dạ dày, quá trình tiêu hóa sẽ chậm lại.
Lời khuyên:
Bạn chỉ nên cho trẻ uống nước sau khi ăn. Theo bác sĩ Phan Thị Thu Minh – Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội: Trong bữa cơm, bất kể là nước canh hay nước lọc, nước ngọt đều cần hạn chế. Nguyên nhân là nước sẽ làm loãng dịch vị, khiến thức ăn trong dạ dày chưa kịp tiêu hóa đã vào ruột non, dễ gây các bệnh về tiêu hóa.

8 Mớm cho con ăn
Nhiều người có thói quen mớm cho con ăn để giúp bé có hệ tiêu hóa tốt. Tuy nhiên, thói quen này thực chất lại gây ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của trẻ, tăng nguy cơ lây viêm dạ dày nếu người lớn mắc vi khuẩn gây bệnh thậm chí có về lâu về dài sẽ bị biến chứng thành ung thư dạ dày. Dù bạn có cố vệ sinh răng miệng đến đâu trước khi nhau cơm cho bé thì vẫn khó có thể tránh được sự lây truyền của vi khuẩn có hại.

Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã phát hiện, chính tình trạng mớm thức ăn cho con này khiến trẻ rất dễ bị viêm dạ dày, do nấm, vi-rút, vi khuẩn từ người lớn lây sang, mà điển hình nhất là vi khuẩn Helicobacterpylori (Hp). Khi bị viêm dạ dày, bé sẽ gặp phải các triệu chứng như trướng bụng, đầy hơi, đau bụng âm ỉ, rối loạn tiêu hóa, nôn và buồn nôn…

Lời khuyên:
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, động tác nhai có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với trẻ. Nếu để trẻ tự nhai có thể kích thích giúp răng phát triển, đồng thời có thể gây ra tiết dịch tiêu hóa của dạ dày và ruột mang tính phản xạ, giúp hỗ trợ tiêu hóa, tăng cảm giác muốn ăn. Nước dãi trong khoang miệng được tiết ra nhiều hơn nhờ động tác nhai, làm mềm thức ăn tốt hơn và động tác nuốt được thực hiện thuận lợi hơn.

10_thoi_quen_tuong_dung_cua_me_gay_nguy_hiem_cho_con4
9 Pha trò trong khi cho con ăn
Khi con khó ăn, nhiều bậc phụ huynh thường “dỗ” bằng cách pha trò cho con vui, cho con xem ti vi, hoạt hình… Tuy nhiên, việc này có thể khiến trẻ hình thành thói quen phải làm được “dỗ” mới ăn. Đồng thời, ăn uống không tập trung sẽ gây ảnh hưởng hệ tiêu hóa, thậm chí thức ăn có thể rơi vào khí quản, gây ho. Nguy hiểm hơn, trong một số trường hợp không may, thức ăn sẽ bịt kín khí quản hoặc một nhánh của khí quản, khiến việc hô hấp của khó khăn, gây sặc hoặc tắc nghẽn đường thở.

Lời khuyên:
Phải tập dần để trẻ tập trung vào bữa ăn, ý thức là mình đang ăn thì hệ tiêu hóa mới tiết ra đầy đủ các dịch tiêu hóa, tạo sự ngon miệng cho trẻ khi ăn… Bạn có thể cho bé tham gia bữa ăn cùng cả gia đình để bé học được thói quen ăn uống tập trung.

10 Ngửa đầu về phía sau khi bị chảy máu cam
Khi trẻ bị chảy máu cam, các mẹ thường có thói quen bóp mũi và ngửa đầu về phía. Việc này có thể ngăn được máu chảy ra ngoài nhưng có khả năng máu sẽ chảy ngược lại, gây nôn ói.

Lời khuyên:
Cách trị chảy máu cam chuẩn cho bé ngồi xuống, kẹp mũi và nghiêng người về phía trước để tránh chảy ngược vào cổ họng. Đồng thời, trẻ cần ngồi xuống để tránh tình trạng hoạt động nhiều làm máu cam trong mao mạch mũi chảy ra nhiều hơn. Mẹ cũng có thể dùng bông gạc cầm máu và làm liền sẹo để dịt vào nơi chảy máu cho bé hoặc dùng một cục nước đá đặt vào gốc mũi cũng có tác dụng làm cho máu ngừng chảy.

Đối với trẻ hay bị các bệnh về mũi, mẹ có thể dùng nước muối sinh lý (nước muối loãng) rửa sạch mũi 2 lần/ tuần.

Theo lamsao

Leave a Reply

Or