10 món ăn cho mẹ sau sinh

Ăn gì sau khi sinh luôn là câu hỏi thường trực của các mẹ lẫn các đức lang quân chăm sóc vợ. Bởi vì sau khi sinh sức khỏe của các mẹ thường rất yếu và cần phải tẩm bổ đúng cách để giữ sữa cho con nữa. Các mẹ hãy thử tham khảo những món ăn và cách làm dưới đây nhé.

1. Nghệ vàng, mật ong

Nguyên liệu:

– 500g nghệ vàng

– 200ml mật ong.

Cách làm:

– Nghệ vàng, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô tán thành bột.

– Mỗi ngày dùng từ 10-15g bột nghệ với mật ong vừa đủ ăn trong ngày (dùng từ 1-2 tháng) giúp mẹ nhanh phục hồi, có làn da mịn màng nữa đấy.

Turmeric root and powder on white background
Turmeric root and powder on white background

Bột nghệ với mật ong giúp mẹ có làn da mịn màng. Ảnh minh họa: Internet

2. Cháo mộc nhĩ, táo đỏ

Nguyên liệu:

– 15g mộc nhĩ

– 15 quả táo đỏ (một loại táu có hình dạng giống táo tàu, các mẹ có thể mua ở những hàng thuốc bắc)

– 50-100g gạo nếp.

Cách làm:

– Ngâm nở mộc nhĩ với nước sôi, rửa sạch. Cho các nguyên liệu vào nấu thành cháo. Khi cháo chín thì cho đường đỏ vào. Mỗi ngày ăn 2 lần.

– Tác dụng: Bồi bổ cho phụ nữ bị mất máu sau sinh. Ngoài ra, món ăn này còn tốt cho sản phụ bị rụng tóc, đau đầu, hoa mắt.

10-mon-an-cho-me-sau-sinh-2

Mẹ có thể mua táo đỏ ở hàng thuốc Bắc. Ảnh minh họa: Internet

3. Cành khế rừng

Nguyên liệu:

– Cành khế rừng

Cách làm:

– Cành khế rừng tuốt bỏ lá, rửa sạch (cành nhỏ để nguyên, cành to chỉ dùng vỏ) thái mỏng, phơi khô, sao vàng.

– Khi dùng, lấy 20-40g dược liệu giã nhỏ, hãm với nước sôi, uống đều hằng ngày thay nước chè trong vài tuần.

4. Gà mái già hầm thuốc bắc

Nguyên liệu:

– Một con gà mái già; gừng; một số vị thuốc bắc hầm cùng gà.

Cách làm:

– Gà sơ chế sạch, cho vào nồi cùng với lượng nước vừa phải.

– Cho gừng và thuốc bắc vào, đun sôi.

– Sau đó, tiếp tục hầm bằng lửa nhỏ trong 2-3 tiếng.

– Cuối cùng nêm muối, gia vị vào là được.

5. Gà ác hầm thuốc bắc

Nguyên liệu:

– Một con gà ác 0,5kg

– Hạt sen 50g, hoài sơn 20g, đường qui 20g, muối

Cách làm:

– Gà ác làm thịt, bỏ phủ tạng, rồi nhồi vào bụng các dược liệu: hạt sen, hoài sơn, đương qui đã thái nhỏ cùng với ít muối. Ninh cho thật nhừ.

– Ăn cả cái lẫn nước trong 1 ngày.

6. Cá diếc

Nguyên liệu:

– Một con cá diếc.

– Hoàng kỳ 20g, khởi tử 20g, rượu vang, gừng, hành, hồ tiêu, giấm, đường.

Cách làm:

– Làm sạch cá diếc.

– Cho các diếc, hoàng kỳ, khởi tử thêm rượu vang, gừng sống, hành, hồ tiêu, giấm và đường, lượng vừa đủ, nấu thành món ăn, vị thuốc, rồi ăn cái, uống nước.

– Thuốc có tác dụng giúp sản phụ dưỡng da, làm cho da hồng hào, sắc mặt tươi tắn.

10-mon-an-cho-me-sau-sinh-3

Thuốc có tác dụng giúp sản phụ dưỡng da, làm cho da hồng hào, sắc mặt tươi tắn. Ảnh minh họa: Internet

7. Thịt bắp bò

Nguyên liệu:

– Thịt bắp bò

– Gừng; hành lá; muối.

Cách làm:

– Thịt bò thái hình quân cờ.

– Gừng thái lát. Hành lá bỏ rễ, lấy phần trắng, để cọng dài.

– Cho nước sâm sấp thịt bò. Cho các nguyên liệu trên vào cùng, đun sôi thì vặn nhỏ lửa, ninh tới khi nhừ.

8. Bao tử heo hầm

Nguyên liệu:

– Một cái bao tử heo

– 1/2 củ gừng; 900g hạt sen; 2 muỗng rượu gạo; 5 chén nước; muối, hạt nêm.

Cách làm:

– Bao tử rửa sạch, chần qua nước sôi

– Thái miếng vừa phải; gừng thái chỉ.

– Đun sôi 5 chén nước, cho bao tử và gừng vào.

– Cho hạt sen. Nêm gia vị và rượu vào. Đun nhỏ lửa cho tới khi chín mềm là được.

9. Đinh lăng

Đinh lăng giúp bồi bổ cơ thể ngừa dị ứng, tăng cường sức khỏe, giúp cơ thể dẻo dai khỏe mạnh, giảm mệt mỏi, chữa tắc tia sữa

Nguyên liệu:

– 150-200g lá đinh lăng hoặc rễ đinh lăng, gừng.

Cách làm:

– Với lá đinh lăng: Nấu sôi khoảng 200ml nước. Cho tất cả lá đinh lăng vào nồi, đậy nắp lại, sau vài phút, mở nắp và đảo qua đảo lại vài lần. Sau 5- 7 phút, chắt ra để uống nước đầu tiên, đổ tiếp thêm khoảng 200 ml nước vào để nấu sôi lại nước thứ hai để uống.

– Với rễ đinh lăng: Sau khi đào rễ về cần rửa sạch đất cát, thái nhỏ rồi phơi, hay sấy khô. Cũng có thể tẩm thêm rượu, gừng và sao cho thơm, đóng trong hủ kín để dành, mỗi ngày 10-15gr cho vào bình hãm với nước sôi như hãm trà, uống nhiều lần trong ngày. Nên chọn loại rễ cây càng nhiều tuổi càng tốt, ít nhất là phải từ 3 năm trở lên thì tác dụng mới cao.

10. Cháo đậu

Nguyên liệu:

– Một chén gạo nếp

– 60g long nhãn; đậu đỏ, đậu xanh, hạt sen, đậu ngự (mỗi thứ 90g); một muỗng rượu gạo; 2 muỗng đường; nước sạch.

Cách làm:

– Đậu xanh, đậu đỏ đãi sạch, cho vào nước, ninh nhừ. Hạt sen cũng ninh nhừ.

– Gạo nấu với nước thành cháo.

– Cho hạt sen, đậu đỏ, đậu xanh vào ninh cùng cháo.

– Cho tiếp long nhãn, đậu ngự vào.

– Khi cháo nhừ, cho rượu và đường vào, chờ sôi lại.

Theo ebe

Leave a Reply

Or