10 mối nguy cho trẻ mà cha mẹ không biết

Trang phục cũng quyết định đến độ an toàn cho trẻ, nhưng rất ít bố mẹ biết điều đó.

1. Khi cho trẻ đi xe đạp, trang phục nào sẽ an toàn hơn?

nen-mua-do-sang-mau-co-tinh-phan-quang-cao-cho-tre

Nên mua đồ sáng màu, có tính phản quang cao cho trẻ

Khi bạn mua cho con xe đạp, giày trượt… hãy chắc chắn phải mua luôn cho trẻ mũ bảo hiểm, quần áo sáng màu có tính phản quang cao. Chọn các màu rực rỡ như vàng, cam, đỏ, hồng, xanh… Xe đạp của trẻ cũng nên được trang bị các nguồn sáng phía trước và sau.

Câu 2: Cầu thang thế nào thì an toàn với trẻ nhỏ?

Nhà có trẻ nhỏ phải lắp cửa an toàn hai đầu cầu thang

nen-mua-do-sang-mau-co-tinh-phan-quang-cao-cho-tre-10

Không cho trẻ nhỏ chơi ở các khu vực cầu thang. Nơi đây luôn có thể gây ra nguy hiểm với trẻ. Vì thế dù bạn có làm cầu thang gỗ, trải thảm cũng không ngăn được nguy hiểm. Cách tốt nhất là lắp cửa an toàn ở cả hai đầu lên – xuống cầu thang.

Lắp đặt đồ nội thất, đặc biệt các tủ cao chắc chắn, có bao che các cạnh bàn để tránh gây chấn thương cho trẻ.

Câu 3: Cha mẹ phải làm thế nào để trẻ an toàn dưới nước?

Dù trẻ có biết bơi, cha mẹ cũng phải theo sát mọi lúc

nen-mua-do-sang-mau-co-tinh-phan-quang-cao-cho-tre-8

Hơn một nửa số phụ huynh tin rằng, nếu con biết bơi thì họ không cần phải giám sát con nhưng trong thực tế, một thống kê đã chỉ ra có 47% trẻ đuối nước trong độ tuổi 10-17 dù có kỹ năng bơi lội.

Những vụ tai nạn trong nước thường xảy ra rất nhanh, không quá một phút. Vì vậy, khi cho trẻ chơi dưới nước, bố mẹ không được phân tâm, không đọc sách, nói chuyện, nghịch điện thoại… Phải theo dõi con không rời mắt.

Câu 4: Theo bạn, trẻ bị thu hút với đồ chơi hay chai lọ đầy màu sắc?

Trẻ thích các chai lọ đầy màu sắc như xà phòng, thuốc tẩy hơn

tre-thich-cac-chai-lo-day-mau-sac-nhu-xa-phong-thuoc-ty-hon

Một nghiên cứu năm 2015 của Hà Lan chỉ ra, trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi có xu hướng thích các chai lọ đầy màu sắc, họa tiết thú vị còn hơn cả đồ chơi. Các chai lọ màu sắc thường là các hóa chất gia dụng như xà phòng, sơn, thuốc tẩy. Mỗi năm ở Hà Lan ghi nhận 7.500 vụ ngộ độc trẻ em do hóa chất gia dụng. Để bảo đảm an toàn cho trẻ, cha mẹ cần phải bảo quản các loại hóa chất gia dụng cẩn thận, như treo cao hoặc cho vào tủ khóa lại.

Thêm vào đó, thống kê trên thế giới chỉ ra có hơn một nửa trong số các ca ngộ độc trẻ em liên quan đến thuốc. Vì thế, hãy cất thuốc (kể cả vitamin) ngoài tầm với của trẻ và cũng đừng gọi thuốc là “kẹo” – nó có thể kích thích sự quan tâm đối với trẻ.

 Câu 5: Tư thế ngủ nào an toàn hơn với trẻ?

Nên cho bé nằm ngửa, tránh ngủ sấp

nen-cho-be-ngu-ngua-tranh-ngu-sap

Trẻ nên nằm ngửa khi ngủ. Từ năm 1992, khi lời khuyên các cha mẹ cần thay đổi tư thế ngủ cho trẻ từ “nằm sấp” sang “nằm ngửa”, tỷ lệ trẻ tử vong vì Hội chứng đột tử (SIDS) ở các nước Tây Âu đã giảm 3 lần.

Câu 6: Trẻ dưới 5 tuổi, nên cho ăn loại quả nào?

Không cho trẻ dưới 5 tuổi ăn các thức ăn rắn hình tròn

nen-mua-do-sang-mau-co-tinh-phan-quang-cao-cho-tre-4

Chế độ ăn uống của trẻ dưới 5 tuổi không được chứa thức ăn rắn hình tròn, như xúc xích thái lát, hạt, kẹo cứng, nho nguyên quả và ngô. Tại Việt Nam, từng ghi nhận nhiều trường hợp trẻ bị ngạt các loại hạt, thạch, quả nhãn, chôm chôm. Vì thế các bậc phụ huynh nên cẩn thận hơn khi cho con ăn các loại này.

Câu 7: Chăn, đệm loại nào an toàn với trẻ?

Không cho trẻ đắp chăn len, nằm đệm mềm

nen-mua-do-sang-mau-co-tinh-phan-quang-cao-cho-tre-9

Hầu hết các cha mẹ đều nghĩ đệm, gối mềm sẽ giúp cho cơ thể bé bỏng của con thoải mái. Song thực tế, nó cực kỳ có hại. Ngủ trên chiếc đệm mềm thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của xương. Lâu dài, trẻ có thể bị gù, vẹo cột sống hay biến dạng cơ…Còn chăn len và ren có thể chặn đường hô hấp của trẻ khi ngủ, không nên dùng.

Một chiếc đệm cứng với chăn cotton mát mẻ là vật dụng an toàn cho trẻ.

Câu 8: Nên mua chiếc cũi nào dưới đây cho bé?

Chiếc cũi với độ rộng giữa các then không quá một lon nước ngọt

nen-mua-do-sang-mau-co-tinh-phan-quang-cao-cho-tre-6

Khoảng cách giữa các then cũi của trẻ chỉ nên bằng một lon nước ngọt để em bé không bị mắc kẹt.

Ngoài ra, các bậc cha mẹ cần chú ý đến những thứ nguy hiểm trong tầm với của trẻ như dây kéo màn cửa, đồ chơi treo nôi, ổ điện, đèn… Trẻ lớn nhanh và phát triển hơn chúng ta nghĩ rất nhiều, vì thế những đồ vật trên có thể tiềm tàng nguy hiểm với con. Cũng đừng đặt cũi của con cạnh cửa sổ quá, vì trẻ có thể bám với ra ngoài.

Câu 9: Khi nấu ăn nên bế trẻ thế nào?

Không địu trẻ khi nấu ăn

nen-mua-do-sang-mau-co-tinh-phan-quang-cao-cho-tre-3

Các bà mẹ bận rộn hay địu con trước ngực khi nấu ăn mà không biết nó rất nguy hiểm cho trẻ. Độ nóng, dầu mỡ, các loại khí gas, điện… rất có hại với con.

Bạn chỉ nên cho trẻ tham gia vào việc nấu ăn cùng mình ở các khâu chuẩn bị (nhặt rau, quấy bột), không nên bế cả con khi nấu nướng.

Câu 10: Bé ngủ ngậm ti giả hay không sẽ tốt hơn?

Không nên cho trẻ ngậm ti giả khi ngủ

nen-mua-do-sang-mau-co-tinh-phan-quang-cao-cho-tre-7

Nhiều bậc phụ huynh xem ti giả là món đồ không thể thiếu với trẻ. Lúc ngủ đều cho con ngậm. Tuy nhiên, hành động này tiềm tàng nhiều nguy hiểm như tăng nguy cơ viêm tai giữa, dễ bị nhiễm vi khuẩn, răng mọc lệch, hàm biến dạng…

Ngoài ra, cần chú ý không cho bé sử dụng khăn quàng cổ, yếm, quần áo có các dây buộc… Tất cả những thứ này đều gây nguy hiểm đến giấc ngủ của con.

 Theo vnexpress

Leave a Reply

Or