10 điều cấm kỵ trong dạy con

Bao bọc quá mức, hạn chế trẻ hỏi, quá chuyên chế hà khắc hay luôn đánh giá thấp các ưu điểm của trẻ đều là những sai lầm mà các bậc phụ huynh thường  mắc trong khi nuôi dạy con cái.

Nguyên tắc quản lý con

Cần giảng giải cho con hiểu cặn kẽ vấn đề

Trẻ 3-4 tuổi chỉ biết “muốn và không muốn làm gì” chứ không biết đạo lý “tại sao lại làm như vậy” và “tại sao không làm thế này hay thế kia”. Bố mẹ cần kiên trì giảng giải cho con nên làm như thế nào, làm thế có lợi ích ra sao và làm như thế này không tốt ở điểm nào. Trẻ trên 10 tuổi mới tự mình học cách phán đoán, phân biệt đúng sai, không nên bảo trẻ làm việc không rõ mục đích, đồng thời chú trọng khả năng xử lý sự việc chính xác của trẻ.

10 điều cấm kỵ trong dạy con
Đừng hạn chế trẻ hỏi. (Ảnh có tính minh họa)

2. Tôn trọng trẻ để trẻ vâng lời

Để trẻ có thể hiểu rõ mục đích của mỗi việc, chịu tuân thủ theo quá trình, tuần tự, là việc không phải một sớm một chiều mà luyện cho trẻ được. Trong quá trình giáo dục trẻ, phụ huynh cần hết sức tôn trọng trẻ, không cần thiết phải quản hết các việc nhỏ nhất, cũng không thể bỏ qua cho trẻ không lưu tâm tới việc gì, cần dành cho trẻ không gian và sự tự do nhất định, đáp ứng yêu cầu và lòng hiếu kỳ của trẻ.

3. Nên định ra chuẩn mực hành vi cho trẻ ngay từ nhỏ

Chuẩn mực này có thể điều chỉnh và thay đổi căn cứ theo mức độ lớn lên của trẻ. Khi định ra chuẩn mực bố mẹ nên tham khảo ý kiến của con, lắng nghe suy nghĩ của trẻ. Cần giảng cho trẻ hiểu rõ tuân thủ các chuẩn mực này có lợi ích như thế nào, không tuân thủ có nguy hại như thế nào. Sau khi định ra chuẩn mực, bố mẹ phải phát huy vai trò trong đó, âm thầm nhẹ nhàng giáo dục con trẻ, đồng thời định ra quuy chế khen thưởng, phê bình, trừng phạt rõ ràng.

Những điều cấm kỵ:

1. Bao bọc quá mức

Có lúc, do bố mẹ quá chú trọng vào yêu cầu bên ngoài của trẻ mà lơ là nhu cầu tâm lý trẻ không nhìn thấy. Một đứa trẻ có khi có điều kiện bẩm sinh rất xuất sắc nhưng cuối cùng lại không phát triển được tương xứng với tiềm năng. Khi trẻ muốn chạy, muốn chơi, có phụ huynh sợ trẻ bị ngã nên cấm không cho trẻ chạy, chơi. Cứ như vậy trẻ sẽ hình thành thói quen không tốt, cơ thể trở nên chậm chạp, yếu đuối nhiều bệnh, phát triển trí tuệ cũng bị trở ngại, tính cách cũng trở nên nhát gan, sợ sệt, thiếu tự tin, không đối mặt được với khó khăn. Bố mẹ nên biết, lo lắng là sự liên thông trong tâm lý, không phải là can thiệp vào hành vi. Cann thiệp quá mức sẽ gây phản cảm cho trẻ và gây trở ngại cho phát triển tiềm năng của trẻ.

10 điều cấm kỵ trong dạy con
Bao bọc quá mức sẽ khiến đứa trẻ nhút nhát, ngày càng thiếu tự tin. (Ảnh có tính minh họa)

2. Yêu chiều quá mức

Việc gì bố mẹ cũng chiều theo trẻ, làm giúp trẻ mọi việc, trẻ chỉ cần chuyên tâm đến học hành chứ không phải làm bất cứ việc gì và không hiểu cách tự chăm sóc mình. Mặc dù trẻ có bề ngoài biểu hiện nhẹ nhàng, hiền dịu nhưng khi trẻ lớn lên cần đối diện với những vấn đề khó thì dễ gây ra những đột biến trong tâm lý và cách cư xử.

Bố mẹ quá yêu chiều con trẻ là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho con trẻ có tính cách yếu đuối, cướp đoạt mất cơ hội để trẻ tự thể hiện, thu nhỏ khả năng sinh hoạt độc lập của trẻ…

3. Trợ lực “Kéo mầm thành cây”

Có nhiều phụ huynh không quan tâm đến tình trạng phát triển của trẻ, cưỡng ép trẻ học đứng, học đi, học viết chứ sớm… làm cho bản thân trẻ mất đi cân bằng nghiêm trọng, gây ra tính thô lỗ, cộc cằn, tức giận, lo lắng, lạnh nhạt, rụt rè. Cũng có thể trẻ sẽ từ chối học hành và không hiểu được sự giao lưu hòa đồng với người khác.

4. Quá chuyên chế

Bố mẹ thường xuyên mệnh lệnh quyền uy quy định cử chỉ của trẻ, hạn chế sự tự do, phủ định ý kiến của trẻ sẽ làm cho trẻ thời gian dài ở trong sợ sệt, lo lắng, không thể biểu hiện mình, chỉ hiểu vâng vâng dạ dạ và làm cho trẻ mất đi tự tin, mất đi lòng dũng cảm thử làm việc mới mẻ. Ngoài ra, để biểu lộ không hài lòng, trẻ sẽ bắt nạt các trẻ khác ít tuổi hơn mình. Khi trẻ lớn lên có thể trẻ sẽ mang theo tâm lý hận bố mẹ, đưa những điều trước đây đã tích tụ trong lòng trả lại hết cho bố mẹ.

5. Mặt nặng đe nẹt trẻ

Trẻ không thể cảm nhận được tình yêu thương của bố mẹ trong hành động quá chuyên chế, khuôn mặt bố mẹ luôn nặng nề lại chỉ làm cho trẻ nhượng bộ bố mẹ. Bố mẹ nên hạn chế không dùng khuôn mặt khắc nghiệt này trách mắng trẻ, kể cả khi trẻ làm chưa đủ tốt cũng nên ân cần, nhẹ nhàng chỉ bảo, làm cho trẻ dễ dàng tiếp thu.

Rất nhiều bố mẹ có kỳ vọng rất cao vào con trẻ nhưng lại luôn “keo kiệt” trong việc biểu dương trẻ, lúc nào cũng đưa ra một khuôn mặt không hài lòng hoặc trách móc trẻ làm chưa ổn. Họ đều cho rằng giáo dục như vậy sẽ mang lại hiệu quả giáo dục kỳ diệu như mình mong muốn.

6. Lơ là ưu điểm của trẻ

Cảm thấy trẻ không có sở trường gì, kể cả có bố mẹ cũng nghĩ đó là điều đương nhiên vốn có. Một số phụ huynh không có thói quen khen ngợi con trẻ trước mặt, có lúc còn tùy tiện phê bình trẻ. Thực tế bố mẹ bình luận về con trẻ là căn cứ để con trẻ tự mình lập hình tượng cho riêng mình, nếu thường xuyên nhắc đến điểm yếu, trẻ sẽ hoài nghi năng lực của mình, ảnh hưởng đến sự tự tin, thậm chí cho rằng mình vô dụng, chẳng làm được việc gì.

Bố mẹ nên kịp thời khen ngợi hành động tốt của con trẻ, nếu không trẻ sẽ không rõ ràng tại sao lại được khen ngợi. vì vậy không ấn tượng về lời ngợi và cũng không muốn được người khác khen ngợi để làm việc tốt. Bố mẹ hãy làm cho trẻ hiểu được đâu là hành động tốt để trẻ nỗ lực phát triển theo hướng đó.

7. Hạn chế trẻ hỏi

Trẻ thích hỏi, có phụ huynh thấy phiền phức nên ngắt quãng lời của trẻ hoặc yêu cầu trẻ yên lặng. Khi người khác hỏi trẻ có bố mẹ lại trả lời thay trẻ. Làm như vậy sẽ cướp mất cơ hội luyện tập nói cho trẻ, làm cho khả năng diễn đạt của trẻ kém và dần dần không nói chuyện với bố mẹ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự giao tiếp giữa hai bên.

8. Cằn nhằn bên tai trẻ

Có bố mẹ ngộ nhận rằng nói với trẻ nhiều lần, trẻ sẽ hiểu được làm như thế nào, kể cả khi an ủi trẻ cũng không ngừng nhắc đến các lỗi đã qua của trẻ. Bố mẹ làm như thế sẽ gây cảm giác tê liệt cho trẻ, trẻ trở nên không biết tức giận, không tự tin. Ngoài ra, cằn nhằn còn làm cho tính khí của bố mẹ trở nên nóng nảy, cộc cằn, không thể khống chế tâm trạng.

Nếu muốn nói nhiều lần, bố mẹ nên thay đổi cách thức và ngữ khí lời nói, chuyển những lời cằn nhằn thành nhắc nhở, cằn nhằn làm cho người khác chán, dễ gây tức giận, ngữ khí nhắc nhở lại có ích cho trẻ, sẽ sẽ cảm nhận được bố mẹ và mình là cùng liền một thể.

9. Vô cớ tức giận với trẻ

Tâm trạng bố mẹ không ổn định do cơ quan, công việc về nhà vô cớ trút giận lên đầu trẻ. Điều này sẽ làm cho tính cách trẻ trở nên cong lệch, hành vi cực đoan. Trẻ có khả năng trở thành thành phần phản nghịch, không phân đúng sai, thiếu cảm giác trách nhiệm hoặc trở nên tự kỷ, thiếu cảm giác an toàn và cũng thích tức giận vô cớ như bố mẹ.

10. Đánh giá thấp năng lực của trẻ

Bố mẹ hoài nghi tiềm năng của trẻ, luôn luôn yêu cầu trẻ hành động theo ý nguyện của họ, thúc ép trẻkhông thể thất bại trong học tập, quen với dựa dẫm, với mệnh lệnh và thiếu khả năng suy nghĩ.

Có trẻ thông minh hơn người nhưng ý chí yếu đuối, bấp bênh; có trẻ trí tuệ bình thường nhưng ý chí ngoan cường, mục tiêu to lớn. tinh thần bất khuất. Bất cứ một đứa trẻ bình thường nào cũng đều có ưu điểm hoặc tiểm ẩn ưu điểm thế này thế kia. Vì vậy bố mẹ nên khách quan và tình táo phân tích đặc điểm của bản thân trẻ, phát hiện tốt ưu điểm của trẻ, cho trẻ cảm nhận được vui mừng của thành công.

Jenny (Tổng hợp theo BB)

Leave a Reply

Or