10 cách để giúp trẻ hình thành thói quen xem tivi lành mạnh

Trẻ nghiện tivi không tốt cho sức khỏe và việc học tập, nhưng như thế không có nghĩa là xem tivi không tốt. Điều quan trọng là tạo lập cho trẻ thói quen xem tivi lành mạnh mà thôi.

Dưới đây là một số gợi ý đơn giản:

1. Cha mẹ nên xem các bộ phim và các chương trình tivi trước khi cho trẻ xem. Xem các chương trình này hay đọc những nhận xét/ xếp hạng để chắc chắn rằng chúng có thể đáp ứng được những tiêu chuẩn về nội dung và giá trị.

2. Khi có thể bạn hãy cùng xem với trẻ: Điều này sẽ cho phép bạn cùng thảo luận về chương trình đó với trẻ nếu có điều gì không phù hợp chiếu trên tivi, bạn có thể chỉ ra rằng những điều đó là không phù hợp với những tiêu chuẩn trong gia đình bạn.

3. Đưa ra giới hạn về thời gian: Việc giới hạn thời gian xem cho trẻ có thể sẽ rất khó nhưng hãy đưa ra những quy định để tránh các cuộc “xung đột” xảy ra.

10 cách để giúp trẻ hình thành thói quen xem tivi lành mạnh 1

4. Đặt ra các quy tắc xem tivi theo lịch trình của gia đình bạn: Ví dụ, bạn hãy đưa ra nguyên tắc rằng tất cả các công việc nhà và bài tập sẽ phải hoàn thành trước khi xem tivi. Và tất nhiên bạn hãy cố gắng để duy trì nguyên tắc đó.

5. Hãy để ý đến những đoạn phim quảng cáo: Thảo luận với trẻ về khái niệm của quảng cáo và mục tiêu của quảng cáo. Trẻ nhỏ đôi khi gặp khó khăn khi phải phân biệt giữa các chương trình và quảng cáo.

6. Hạn chế vừa xem tivi vừa ăn: Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa chứng béo phì ở trẻ em và thói quen vừa xem tivi vừa ăn của trẻ.

7. Sử dụng các công cụ giám sát của cha mẹ. Những công nghệ như V-chips, blocks và bộ lọc có thể sẽ giúp bạn theo dõi những gì mà trẻ đang xem. TIVO và các công cụ ghi âm khác cũng có thể ghi âm lại, khóa mã hoặc cho phép bạn nhanh chóng chuyển tiếp bỏ qua các chương trình quảng cáo.

10 cách để giúp trẻ hình thành thói quen xem tivi lành mạnh 2

8. Lên kế hoạch các hoạt động khác dành cho gia đình. Khuyến khích trẻ tham gia vào những hoạt động vui vẻ mà không liên quan đến tivi.

9. Hãy là một tấm gương tốt.

10. Tạo ra một trò chơi: Bạn có thể đưa ra một luật chơi khi cùng xem một chương trình nào đó với trẻ ví dụ: nếu chương trình nào có những cảnh không đáp ứng theo tiêu chuẩn của gia đình 3 lần sẽ bị chuyển kênh… Điều này nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ đồng thời giúp trẻ nhận ra được những hình ảnh không được hoan nghênh trong gia đình như: hút thuốc, bạo lực…

Theo Afamily

Leave a Reply

Or