Viêm phế quản ở trẻ nhỏ

Viêm phế quản là bệnh thường gặp ở trẻ em, bất kể thời tiết thế nào. Nếu để lâu, viêm phế quản ở trẻ sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm như gây suy hô hấp. 

Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh

Trẻ bị viêm phế quản là do thay đổi thời tiết, nhiễm trùng đường hô hấp. Vi rút là thủ phạm chính gây nên các chứng bệnh thường thấy ở trẻ nhỏ như cảm lạnh, ho, cúm hay viêm xoang. Sau đó nếu không được chữa trị kịp thời chúng có thể lây lan tới hai cuống phổi (bộ phận nối cổ họng và hai lá phổi với nhau), điều này rất nguy hiểm. Chúng sẽ làm cho khí quản sưng phồng, tấy đỏ và một phần dịch nhầy trong phổi bị ứ đọng lại.

p116501

Trẻ có thể xuất hiện những cơn ho ngày một kéo dài, nhất là về nửa đêm hoặc gần sáng. Khi ấy, trẻ thường thở khò khè hoặc khó thở, bú kém, hay bị nôn trớ. Nếu bệnh nặng hơn, trẻ sẽ có dấu hiệu thở hổn hển từng nhịp, bú rất kém, tinh thần sa sút, không muốn chơi đùa… Sau đó, trẻ bắt đầu ho nhiều hơn, có cảm giác đau rát cổ họng và xuất hiện đờm màu xanh, xám, hay hơi vàng. Trẻ sẽ có cảm giác đau ngực, sốt nhẹ, và mệt mỏi.

Bên cạnh đó, ứng khói thuốc lá, phấn hoa, lông (chó, mèo), thức ăn, hóa chất, một số loại thuốc… cũng là những nguyên nhân không thể loại trừ. Đa số các thanh thiếu niên nghiện thuốc lá hay trẻ em phải sống trong môi trường có khói thuốc lá, rất dễ có nguy cơ bị viêm phế quản mãn tính.

images (3)

Cách chăm sóc và chữa trị

Nếu bệnh nhẹ, bác sĩ khuyến cáo không nên dùng kháng sinh cho trẻ vì viêm phế quản là do một loại virut gây nên, điều này đồng nghĩa với việc thuốc kháng sinh sẽ không đem lại ích lợi gì cho việc điều trị. Phương pháp chữa trị chủ yếu là làm long đờm, ăn uống đầy đủ. Liệu pháp để điều trị căn bệnh này là nới rộng khí quản cho trẻ, hay bác sĩ có thể kê loại thuốc ho giúp trẻ không bị tắc đờm trong cổ họng, đôi khi bác sĩ sẽ dùng một cái ống để hút các chất nhầy trong phổi.

Bạn không nên dùng thuốc ho để điều trị chứng ho khan ở trẻ, nếu ho giúp bé tống hết đờm ra ngoài, thì hoàn toàn lại là việc rất hữu ích, nó sẽ giúp bé mau chóng bình phục hơn.

images (2)

Nếu bác sĩ chuẩn đoán, bệnh hen suyễn hay căn bệnh dị ứng khí quản, chính là nguyên nhân khiến trẻ bị ho, trong trường hợp này bác sĩ sẽ cho bé uống loại thuốc bronchodilator(một loại thuốc giúp khí quản có thể mở rộng hơn) hay corticosteroid( một loại thuốc làm dịu các vết sưng tấy).

Nếu được chăm sóc tốt, nhiều trẻ sẽ tự khỏi sau đó vài ba ngày. Giai đoạn này, bạn nên tăng cường cho trẻ bú mẹ. Nếu trẻ đã bước vào tuổi ăn dặm, bạn nên cho trẻ ăn loãng hơn thường ngày. Nên bổ sung lượng nước theo nhu cầu hàng ngày của trẻ. Nước đun sôi để nguội, nước hoa quả hoặc nước cháo… cũng rất tốt cho trẻ trong trường hợp này. Bạn hãy cho bé uống 8 tới 10 cốc nước mỗi ngày, để giúp bé không bị tắc nghẽn sung huyết. Nên cho trẻ ăn những loại thức ăn dễ tiêu, ít chất béo, ít chất ngọt và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.

Trước bữa ăn, bạn nên nhỏ mũi cho trẻ (dùng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mũi dành cho trẻ) để làm thông mũi trẻ. Nhỏ mỗi lần 3 – 4 giọt, mỗi ngày 2 – 3 lần (hoặc tham khảo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì thuốc nhỏ mũi). Sau đó, bạn có thể dùng khăn mềm lau khô (hoặc dùng dụng cụ hút sạch nước mũi trẻ).

Trường hợp trẻ bị sốt, bạn không nên ủ ấm trẻ quá kỹ. Mặc cho trẻ những loại quần áo rộng rãi, thoáng mát, có thể dùng nước mát chườm nhẹ vùng nách, cổ, bẹn. Nếu trẻ sốt cao, bạn có thể dùng paracetamol để hạ sốt nhưng nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và cách thức sử dụng.

Không khí trong nhà khô hanh, lạnh, bụi bẩn và nhiều khói thuốc cũng sẽ gây cho bé cảm giác khó chịu, hay thậm chí là sưng tấy khí quản, hãy dùng máy giữ ẩm không khí để tăng độ ẩm, và luôn đảm bảo cho bé căn phòng sạch sẽ, ấm áp, và đặc biệt không có khói thuốc.

Lưu ý

Nên đưa trẻ đến bác sĩ ngay nếu bạn phát hiện thấy trẻ có các biểu hiện: Sốt cao, cánh mũi thở phập phồng, trẻ thở mạnh khiến bụng thóp lại, thở dốc, nhịp thở nhanh… Dấu hiệu nguy kịch là trẻ bị tím tái môi hoặc đầu ngón tay hay ho ra máu… vì khi đó bé đang gặp nguy hiểm.

Phòng bệnh cho trẻ

Cho trẻ bú mẹ, ăn đủ chất để nâng cao thể trạng.

Vệ sinh cơ thể, đặc biệt là khu vực tai, mũi, họng cho trẻ hàng ngày. Cùng với đó, bạn cũng nên vệ sinh tay sạch sẽ khi bế hoặc cho trẻ bú.

Tránh các tác nhân gây dị ứng và cách ly trẻ với môi trường khói thuốc, hóa chất hoặc không nên để trẻ tiếp xúc với chó, mèo. Thậm chí, nhiều trẻ có tiền sử dị ứng với lông chó, mèo cũng có nguy cơ mắc chứng viêm phế quản khi chơi với thú nhồi bông.

Phòng ngủ của trẻ cần được đặc biệt thông thoáng, trong lành. Không nên trải thảm trong phòng trẻ. Nên thường xuyên giặt chăn, gối dành cho trẻ, sau đó phơi nắng thật khô.

Tiêm chủng mở rộng phòng bệnh cho trẻ em theo đúng quy định.

Nếu phát hiện có dịch sởi, ho gà, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay là dịch cúm gia cầm, phải kịp thời cách ly để tránh lây cho trẻ khác, vì các bệnh này là một trong những nguyên nhân gây biến chứng viêm phế quản – phổi.

Leave a Reply

Or