Vì sao con ăn nhiều nhưng vẫn không lớn?

Dưới đây là một số nguyên nhân khiến con của bạn chậm tăng cân hoặc không tăng cân.

Có rất nhiều bé dù được mẹ chăm sóc rất cẩn thận nhưng cân nặng hàng tháng chỉ “nhích” lên một chút hoặc thậm chí là giữ nguyên, điều này khiến các bà mẹ vô cùng lo lắng. Hoặc nhiều bé ăn rất nhiều nhưng không tăng cân, vậy đâu là nguyên nhân khiến cân nặng của bé nhà bạn tăng chậm? Có nhiều nguyên nhân khiến bé yêu của bạn chậm tăng cân hoặc không tăng cân:

Vì sao con ăn nhiều nhưng vẫn không lớn? - 1

Con ăn nhiều nhưng thiếu chất béo: Lượng chất béo được khuyên dùng cho mỗi bữa ăn chính của trẻ là 8-10g (tương đương với 2 muỗng canh nhỏ hoặc 3 muỗng cafe cán dài). Bé ăn nhiều nhưng chủ yếu là thức ăn vặt hoặc trái cây, thiếu chất béo hoặc tinh bột trong bữa ăn của trẻ cũng khiến con chậm tăng cân. Rau, củ, quả dùng để nấu chặc bột cho bé sẽ cung cấp ít năng lượng hơn dùng gạo nấu cho bé.

Nhiễm giun sán khiến trẻ khó tăng cân: Các ký sinh trùng đường ruột này đã ăn một lượng thức ăn khá lớn của bé. Bé nhiều giun sán không những chậm lớn mà bé còn biếng ăn, quấy khóc.

Bé ăn nhiều nhưng hệ tiêu hóa kém hấp thu: Hệ khuẩn có lợi cho cơ thể thường trú trong ruột bị kháng sinh tiêu diệt dẫn đến biếng ăn, kém tiêu hóa, kém hấp thu. Với những bé điều trị kháng sinh nhiều hoặc hệ tiêu hóa yếu nên không thể hấp thu nhiều dưỡng chất thì việc ăn nhiều cũng chẳng ăn thua. Trường hợp bé thiếu hụt một số vi chất như kẽm, selen hoặc các enzym tiêu hóa cũng là nguyên nhân cơ bản khiến bé biếng ăn và kém hấp thu dinh dưỡng.

Vì sao con ăn nhiều nhưng vẫn không lớn? - 2

Giải pháp giúp bé tăng cân khỏe mạnh:

Các mẹ nên có chế độ dinh dưỡng đúng cách. Khi trẻ biếng ăn do bệnh các cha mẹ nên cố gắng duy trì các bữa ăn bột, cháo cho trẻ nhưng không được ép. Nếu trẻ ăn ít thì nên bổ sung thêm sữa hoặc những món ăn mà trẻ thích ngay sau bữa ăn. Trong các bữa ăn hàng ngày, hãy cho trẻ ăn đa dạng các thực phẩm và mỗi bữa ăn đều có đủ 4 nhóm thực phẩm (bột, béo, đạm, rau). Các món ăn vặt chỉ nên bổ sung ngay sau bữa ăn chính hoặc bữa phụ, không cho trẻ ăn giữa hai bữa ăn sẽ gây hiện tượng ngang bụng cho trẻ. Hãy tăng bữa ăn hàng ngày cho trẻ, bạn có thể cho bé ăng ngày ăn 5 – 6 bữa thay vì chỉ ăn 3 bữa. Nên cho trẻ ăn thêm bữa tối trước khi ngủ.

 

 

theo: eva

Leave a Reply

Or