Tuyệt chiêu giảm đau cho trẻ khi tiêm phòng

Nhiều mẹ không muốn đưa con đi tiêm phòng vì sợ con đau. Với 3 mẹo giảm đau cho trẻ khi tiêm phòng sau, mẹ chẳng còn phải lo lắng nhiều nữa!

1/ Giảm đau cho trẻ khi tiêm phòng, tại sao đáng quan tâm?

-Tiêm phòng cho bé là việc làm thiết yếu giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh.

-Cảm giác đau khi tiêm chủng phát triển nỗi sợ hãi của bé đối với các bác sĩ, ý tá và kim tiêm.

-Hẳn nhiên không bậc cha mẹ nào có thể kiềm lòng khi chứng kiến bé con chịu phản ứng phụ sau tiêm chủng. Không ít mẹ trì hoãn việc cho con đi tiêm phòng theo lịch chỉ vì sợ con bị đau.

Tiêm vắc-xin cho bé dưới góc nhìn chuyên gia Tiêm chủng vắc-xin phòng bệnh cho trẻ là mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ. Thực tế tỷ lệ trẻ được tiêm ngừa vắc-xin đầy đủ như khuyến cáo chỉ chiếm một phần, do tồn tại song song quan điểm “khi nào cần thì mới tiêm vắc-xin”.

2/ Kế hoạch giảm đau cho trẻ khi tiêm phòng

-Đọc kỹ hướng dẫn này để tìm hiểu 3 cách mẹ có thể giúp bé giảm đau trong lúc tiêm phòng. Những phương pháp này đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả. Mẹ có thể kết hợp một lúc nhiều phương pháp để kết quả tốt hơn.

-Rút kinh nghiệm từ lần tiêm phòng trước của con và chuẩn bị chu đáo hơn cho lần kế tiếp. Mẹ nên chia sẻ với bác sĩ để được tư vấn.

-Sau tiêm chủng, quan sát mức độ đau đớn của bé qua chuyển động cơ thể (bình tĩnh hay giãy dụa), biểu hiệu gương mặt (thư giãn hay nhăn nhó), âm thanh từ bé (im lặng hay khóc).

3/ Mẹ có thể cung cấp gì để giảm đau cho trẻ khi tiêm phòng?

-Gel hoặc kem gây tê. Mẹ có thể mua thuốc gây mê tại chỗ ở các hiệu thuốc và tư vấn ý kiến của bác sĩ trước khi thoa vào chỗ sẽ bị tiêm của trẻ. Gel/kem gây tê giúp giảm cảm giác đau khi kim xuyên vào da bé, đã được chứng minh là an toàn cho trẻ sơ sinh. Chỉ lấy một lượng gel/kem khoảng 1g thoa vào chỗ da sẽ bị tiêm của bé, thoa trước 60 phút để thuốc phát huy hiệu lực. Ngay tại chỗ da thoa thuốc, sẽ có xu hướng bị đỏ hơn bình thường, mẹ có thể yên tâm. Dị ứng do thuốc gây mê này gây ra là rất hiếm.

-Nước đường: Hoàn toàn không gây hại gì cho trẻ sơ sinh. Pha một muỗng cà phê đường trắng với 2 muỗn cà phê nước cất hoặc nước đun sôi để nguội. Cho bé uống nước đường 1-2 phút trước khi tiêm. Dùng một ống tiêm nhỏ để bơm nước đường vào hai bên miệng của bé và ở nướu răng. Nếu sợ bé sặc hay khóc và nôn trớ, bạn có thể nhúng núm vú giả vào nước đường và cho bé bú trước, trong và sau khi tiêm phòng.

4/ Hành động thích hợp của mẹ giúp giảm đau cho trẻ khi tiêm phòng

-Cho bé bú: Nếu mẹ nuôi con bằng sữa mẹ, đừng ngại cho con bú trước, trong và sau khi trẻ tiêm phòng. Hương vị ngon ngọt từ sữa mẹ sẽ làm sao nhãng mọi tác động từ bên ngoài, kể cả mũi kim. Nếu bé bú bình, mẹ có thể cho bé ngậm vú giả đã nhúng nước đường để làm dịu cơn đau của bé.

-Ôm ấp bé con: Ôm bé ở tư thế đứng, giữ bé dịu dàng trước, trong và sau tiêm. Cách này giúp bé cảm thấy an toàn và dễ chịu hơn. Mẹ nên ngồi trên ghế ôm con để tránh nguy cơ té ngã khi cả bạn và bé mất bình tĩnh.

giảm đau cho trẻ khi tiêm phòng
Ôm bé ở tư thế đứng, vỗ về nhẹ nhàng để giúp bé bình tĩnh

4/ Thái độ của mẹ giúp trẻ giảm đau khi tiêm phòng

-Tâm trạng của mẹ: Giữ thái độ bình tĩnh, nói chuyện với trẻ với giọng như bình thường. Cách này không làm trẻ hoảng loạn, lo lắng. Trẻ cảm nhận mẹ thế nào, sẽ cố gắng làm theo tương tự. Nếu mẹ lo sợ khi phải chứng kiến con bị đau khi tiêm, hít thở sâu để giữ bình tĩnh. Mẹ có thể làm điều này khi ôm bé.

-Sao lãng bé: Ca hát, nói chuyện hoặc trêu đùa với bé khi tiêm. Mẹ có thể đánh lạc hướng bé bằng đồ chơi hoặc phá lệ cho bé tiếp xúc với điện thoại thông minh. Đừng quên giải trí thêm cho con sau tiêm nữa mẹ nhé!

 Theo Marrybaby

One thought on “Tuyệt chiêu giảm đau cho trẻ khi tiêm phòng

Leave a Reply

Or