Thực đơn ăn dặm cho trẻ 9 tháng tuổi giúp con đạt chuẩn cân nặng, chiều cao

Thực đơn ăn dặm cho trẻ 9 tháng tuổi nên nhiều chất dinh dưỡng để bé có sức khỏe đáp ứng nhu cầu tập đứng của mình ở giai đoạn này.

Trong khẩu phần ăn dặm cho trẻ sơ sinh 9 tháng tuổi bắt đầu có những chuyển biến từ lỏng sang đặc hơn. Đây cũng là giai đoạn mà các bé thích dùng tay của mình để khám phá thế giới ăn uống, kể cả đối với những bé lười ăn. Bởi đối với những bé hiếu động thì kĩ năng này đã thuộc lòng từ khi mới chỉ 7 tháng tuổi.

 thuc don an dam cho tre 9 thang tuoi giup con dat chuan can nang, chieu cao - 1

9 tháng tuổi là giai đoạn các bé bắt đầu tập đứng. Vì thế mẹ cần chú ý khẩu phần ăn nên chứa nhiều chất dinh dưỡng để bé cứng cáp hơn.

Mỗi bữa ăn mẹ nên cố gắng đáp ứng đầy đủ cho con 4 nhóm dinh dưỡng chính là:

* Chất bột đường: gồm bột, gạo, bún, mì, nui, bánh phở… là những chất cung cấp năng lượng và chất xơ cần thiết.

* Chất béo: gồm dầu ăn, mỡ động vật, bơ, phomai… cung cấp năng lượng ở dạng đậm đặc nhất, giúp cho da tốt và cung cấp các vitamin tan trong dầu mỡ, pt tế bào não và hệ thần kinh của trẻ.

* Chất đạm: là thịt, cá, tôm, cua, lươn, ếch, trứng, đậu hũ… để xây dựng cơ thể và tổng hợp kháng thể bảo vệ cơ thể.

* Rau và trái cây: Cung cấp các vitamin và chất khoáng giúp điều hoà các hoạt động trong cơ thể bé, đặc biệt giàu chất xơ chống táo bón và các bệnh lý khác.

Không phải ngẫu nhiên mà các bé ở giai đoạn 9 tháng tuổi được khuyên nên ăn thức ăn đặc và thô hơn chỉ bởi vì… dễ cho mẹ nấu mà còn bởi giai đoạn này bé cần phải tập thói quen, kĩ năng nhai và nuốt thành thạo. Nên thức ăn thô yêu cầu bé phải tập luyện nhiều hơn.

Một số bữa đầu có thể bé sẽ nhả ra nhưng bản năng đói sẽ thúc đẩy bé phải tập dần làm quen. Tuy nhiên mẹ nên tăng dần mức độ đặc và thô, không nên làm thức ăn thô ngay từ ban đầu.

Mẹ có thể tham khảo Menu – thực đơn trong suốt tuần dành cho bé 9 tháng tuổi dưới đây:

Thực đơn ăn dặm cho trẻ 9 tháng tuổi Thức dậy Bữa sáng Bữa phụ sáng Bữa trưa Bữa phụ chiều Bữa tối Bữa đêm
Thứ 2 Sữa Nước ép rau, trái cây, cháo Nước trái cây hoặc nước trái cây pha loãng, trái cây hoặc rau ăn nhẹ Cháo (thịt) Sữa Cháo cá sữa
Thứ 3 Sữa Chuối, cháo (hoặc bánh mì) Nước trái cây hoặc nước trái cây pha loãng, trái cây hoặc rau ăn nhẹ Cháo,

cà rốt luộc, canh đậu

Sữa Cháo, rau cải, tôm Sữa
Thứ 4 Sữa Cháo thịt, cá (hoặc ngũ cốc) Nước trái cây hoặc nước trái cây pha loãng, trái cây hoặc rau ăn nhẹ Cháo cá chép Sữa Cháo khoai tây thịt bò Sữa
Thứ 5 Sữa Cháo, ngũ cốc và trái cây khô (Có thể thêm chút nước ép táo, lê) Nước trái cây hoặc nước trái cây pha loãng, trái cây hoặc rau ăn nhẹ Cháo thịt gà Sữa Cháo gấc thịt heo Sữa
Thứ 6 Sữa Chuối, nước táo ép, cháo Nước trái cây hoặc nước trái cây pha loãng, trái cây hoặc rau ăn nhẹ Cháo thịt bò Sữa Chao khoai lang Sữa
Thứ 7 Sữa Cháo cua (hoặc cháo trứng) Nước trái cây hoặc nước trái cây pha loãng, trái cây hoặc rau ăn nhẹ Cháo gà hầm khoai lang và táo Sữa Cháo đậu Hà Lan và táo Sữa
Chủ nhật Sữa Chuối nghiền, bánh quy mềm Nước trái cây hoặc nước trái cây pha loãng, trái cây hoặc rau ăn nhẹ Cháo tía tô thịt heo Sữa Cháo cua mềm, cà rốt băm nhỏ Sữa

* Bài viết tham khảo thông tin từ Made For Mum

 Theo eva

Leave a Reply

Or