Thời gian biểu cho bé 6 tháng ăn dặm

Trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm thời gian biểu ăn không cần quá cứng nhắc, chỉ cần đảm bảo một ngày cho bé ăn 2 bữa cách xa nhau và đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng..

Dấu hiệu cho thấy trẻ muốn ăn dặm

Thời gian trẻ ăn dặm hợp lý nhất là khi trẻ đạt 6 tháng tuổi. Vì đây là thời gian cơ thể trẻ hấp thụ nhanh, như cầu năng lượng cao. Từ 6 tháng tuổi năng lượng từ sữa mẹ chỉ đủ cung cấp khoảng 450kcal/ngày, trong khi đó giai đoạn này trẻ cần khoảng gần 700kcal/ngày. Một lý do nữa cần ăn dặm là do từ 6 tháng tuổi, lượng sắt dự trữ không còn, do vậy trẻ sẽ thiếu sắt nếu chỉ lấy từ nguồn sữa mẹ, do vậy thức ăn bổ sung sẽ là nguồn cung cấp đủ lượng sắt cần thiết để bù đắp khoảng thiếu hụt đó. Nếu cơ thể không có đủ lượng sắt trẻ sẽ bị thiếu máu. Khoảng thiếu hụt sắt lớn nhất vào lúc trẻ 6 -12 tháng và nguy cơ thiếu máu lớn nhất cũng ở nhóm tuổi này.

  • Sau khi bú cạn “hai bình sữa”, bé vẫn còn khóc và đòi bú thêm.
  • Bé có vẻ không muốn đợi đến lần bú kế tiếp và trở nên cáu kỉnh hoặc mút tay.
  • Trước đây bé ngủ suốt đêm, bây giờ thì bé lại thức dậy đòi bú.
  • Những giấc ngủ ban ngày cũng trở nên thất thường, ngủ không yên hoặc thức dậy sớm sau khi vừa chợp mắt.
  • Bé trông rất hứng khởi khi thấy bạn ăn và đưa tay như muốn với lấy thức ăn mà bạn đang cầm.

Bé 6 tháng tuổi ăn dặm như thế nào?

Những yếu tố cần thiết để xây dựng thói quen sinh hoạt đều đặn cho các bé chính là mẹ phải hiểu được các nhu cầu về ăn uống, ngủ nghỉ và chơi của trẻ và kết hợp nó với các điều kiện của mỗi gia đình.

Thời gian biểu cho bé 6 tháng ăn dặm

Đối với hầu hết các bé từ 5 – 6 tháng tuổi, nhu cầu chung của trẻ tập trung vào một số điểm như sau: Nhu cầu về sữa mẹ hoặc sữa công thức của trẻ ở độ tuổi này cũng tương đồng với các trẻ 3 – 4 tháng tuổi, khoảng 900ml/ ngày. Và mặc dù hầu hết hàm lượng dinh dưỡng trẻ hấp thu đều là từ sữa, nhưng đa phần các trẻ đều nên được cho ăn bột.

Một ngày, thời gian ngủ trung bình của trẻ là 14 giờ, bao gồm ngủ đêm, ngủ trưa và ba giấc ngủ ngắn. Trẻ tiếp tục phát triển cơ bắp, các kỹ năng mới và có nhiều tương tác với mẹ và mọi người xung quanh hơn.

Thời gian biểu ăn dặm của bé 6 tháng tuổi bú mẹ và ngủ chung với mẹ

  • 6h – 8h sáng: Bé tỉnh giấc, mở mắt nằm quan sát xung quanh hoặc ọ ẹ đòi mẹ. Tôi cho bé ti sữa là bé lại ngủ tiếp.
  • 8h – 9h sáng: Bé thức giấc và hoàn toàn tỉnh táo. Để tạo thói quen vệ sinh cho con, tôi tập cho bé dùng bô từ tháng thứ 6 và đi vệ sinh ngay khi vừa thức dậy. Sau đó tôi thay tã và quần áo cho bé.
  • 9h – 10h sáng: Đặt bé nằm chơi trên sàn, thường thì để con dễ lẫy và vận động, tôi không mặc tã cho bé mà lót đệm chống thấm nước trên thảm.
  • 10h sáng: Bé ti mẹ và ngủ một giấc, thường là 45 phút. Đặt bé trong nôi, tôi tranh thủ dọn dẹp nhà cửa và sửa soạn đồ để đưa con cùng đến trường tiểu học – nơi mà tôi nhận làm thêm công việc cấp dưỡng cho các bé.
  • 11h15 trưa: Tôi địu bé trước bụng và hai mẹ con đi bộ ra bến xe bus. Bé rất thích thú ngắm nhìn mọi vật xung quanh và cười toe với tất cả mọi người. Nhưng thường thường bé sẽ ngủ gật ngay trên đường và tôi phải mất khá nhiều năng lượng để đỡ cho con không vẹo cổ.
  • Buổi trưa: Trong khi tôi sắp xếp đồ ăn cho các bé thì tôi để con nằm một chỗ với một vài món đồ chơi mang theo. Bé rất ngoan, cười và bi bô nói chuyện với các anh chị học sinh mỗi khi được ai hỏi han.
  • 2h chiều: Bé ngủ.
  • 5 – 6h chiều: Tôi làm bữa tối cho các bé và chờ cho cha mẹ của các cháu đến đón thì tôi mới xong công việc của 1 ngày. Tôi và con lại ra bến xe bus và về nhà.
  • 6h30 – 7h tối: Tôi và con về đến nhà. Lúc này tôi đã thấm mệt nhưng vẫn nhanh chóng chuẩn bị bữa tối trong khi bé chơi với bố hoặc nằm trong nôi. Thời gian này, con đã bắt đầu buồn ngủ nhưng tôi cố gắng để bé chơi, vì nếu bé ngủ từ bây giờ thì bé sẽ thức giấc vào giữa đêm. Sau khi chuẩn bị xong bữa tối thì tôi cho con ăn bột.
  • 9h tối: Tôi đặt bé nằm trong nôi và dỗ cho con ngủ. Thời gian cuối ngày tôi thường cảm thấy mình gần như đã cạn kiệt hết sức lực nên tôi thường đi ngủ sớm và may mắn thay, chông tôi sẽ giúp tôi làm nốt những công việc còn lại.
  • 9h30 tối: Tôi đưa con vào ngủ cùng giường và cho con bú thêm để con ngủ ngon hơn.

hat-ru-con-ngu-13231696

 Bé 6 tháng tuổi bú mẹ chưa đi làm cho ăn dặm như thế nào?

  • 6h – 6h30 sáng: Bé thức dậy. Mẹ thay tã và ti mẹ khoảng 10 – 20 phút.
  • 7h – 8h sáng: Bé ngồi trong lòng mẹ, trong khi mẹ đọc sách hoặc xem tivi.
  • 8h sáng: Bé ngủ ngắn khoảng 1,5 – 2 giờ trong khi mẹ làm việc nhà.
  • 10h sáng: Thức dậy, thay tã và ăn bổ sung hỗn hợp gồm nước quả ép, nước cháo và 30ml sữa mẹ để có đầy đủ vitamin và khoáng chất.
  • 10h30 – 12h trưa: Bé ngoan ngoãn nằm chơi trong nôi hoặc trong xe đẩy và quan sát mẹ làm việc.
  • Trưa: Bé ngủ trưa trong khoảng 1,5 – 2 tiếng.
  • 2h chiều: Bé thức dậy, thay tã và bú mẹ khoảng 10 – 20 phút
  • .2h30 – 4h chiều: Mẹ chơi cùng bé.
  • 4h chiều: Bé ngủ thêm một giấc ngủ ngắn nữa.
  • 4h30 – 6h chiều: Bé nằm chơi, nói chuyện và học các kỹ năng mới cùng với mẹ.
  • 6h chiều: Bé ăn bột được mẹ chế biến từ bột gạo và nước cốt rau xanh.
  • 6h30 – 7h30 tối: Bé chơi với bố.
  • 7h30 tối: Giờ tắm của bé.
  • 8h tối: Mẹ đặt bé nằm đu đưa trong nôi và bé sẽ lim dim ngủ.
  • 8h30 tối: Bé bắt đầu ngủ sâu và ngủ thông qua đêm.

Nguyên tắc cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm đúng cách

Tiếp tục cho bú sữa mẹ, đồng thời cho ăn sam. Hãy thực hiện chế độ ăn đúng theo Ô vuông thức ăn. Đặc biệt phải đầy đủ Canxi. Để trẻ thích nghỉ dần với thức ăn mới lạ, trẻ sẽ không bị tiêu chảy và suy dinh dưỡng, cần cho trẻ ăn từ từ, từng ít một, từ ít đến nhiều, cho ăn từ loãng đến đặc.

Thức ăn bổ sung :  Theo ô vuông thức ăn; Để cho trẻ phát triển tốt về mặt thể chất, tinh thần, vận động. Trẻ cần phải được cung cấp đầy đủ các loại dinh dưỡng trong cùng một thời điểm. Vì vậy, khi cho trẻ ăn bổ sung trong nồi bột của trẻ phải đầy đủ các thành phần như trong Ô vuông thức ăn.

Ví dụ: Bát bột của trẻ phải bao gồm : Bột, thịt ( hoặc trứng, cá, tôm, cua, đậu phụ..) với rau xanh thái nhỏ hoặc nghiền nát, thêm từ 1 đến 2 thìa dầu hoặc mỡ).

Phải thực hiện phương pháp tô màu bát bột : thành phần trong bột thay đổi mỗi bữa, có màu sắc: màu xanh của rau, màu đỏ của củ, làm cho bát bột đầy đủ thành phần vitamin và khoáng chất cần thiết.

meo-hay-phong-ngua-muoi-dot-cho-be-2

Bé 6 tháng tuổi ăn dặm chỉ cần 2 bữa/ ngày là đủ

Trẻ ở tuổi ăn dặm vẫn còn duy trì bú mẹ nên việc chọn thời gian ăn không cần quá cứng nhắc, chỉ cần đảm bảo một ngày cho bé ăn 2 bữa cách xa nhau. Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Ngọc Hương, Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM cho biết, thời điểm cho trẻ tập ăn, số lượng bữa ăn, ăn lúc mấy giờ sẽ hợp lý luôn là nỗi băn khoăn của không ít bà mẹ.

Theo bác sĩ Hương, trên thực tế trẻ ở tuổi ăn dặm vẫn còn bú mẹ. Vì vậy, việc chọn thời gian ăn dặmcho trẻ không cần quá cứng nhắc, chỉ cần đảm bảo cho trẻ ăn 2 bữa cách xa nhau trong một ngày, tùy thuộc vào sự sắp xếp thời gian của mẹ, khi mẹ rảnh rỗi, thuận tiện cho trẻ ăn để trẻ vui vẻ, thoải mái.

Về dung tích bữa ăn, nhiều bé ăn khỏe có thể hết cả chén đầy nhưng cũng có bé chỉ vài bữa là ngừng. Với bé biếng ăn, ở giai đoạn tập ăn dặm phụ huynh cũng không nên chia làm quá nhiều bữa. Nếu mỗi bữa trẻ ăn quá ít thì sau cữ bột tập ăn cần kết hợp cho trẻ bú thêm để thành một bữa no, giúp hệ men tiêu hóa quen với việc hoạt động một lần.

Nguồn: mon.vn

Leave a Reply

Or