Những quan niệm dân gian về mang thai và sinh con sai lầm

Ngày nay những quan niệm về chăm sóc mẹ trước và sau sinh theo dân gian đã được giảm dần, chỉ hầu như tồn tại ở các vùng sâu, những tỉnh thành xa xôi. Để đảm bảo việc chăm sóc mẹ và bé có khoa học, các bố mẹ nên hiểu rõ và tránh xa những quan niệm sai lầm như dưới đây nhé.

nhung-quan-niem-dan-gian-ve-mang-thai-va-sinh-con-sai-lam-2

(Ảnh minh họa)

1. Không được tắm đêm khi mang thai

Quan niệm dân gian cho rằng tắm đêm sẽ khiến người mang bầu khó đẻ, bị nhiễm lạnh vào buổi tối. Nhưng theo quan điểm hiện nay không cấm phụ nữ mang thai tắm đêm, với điều kiện tắm trong phòng kín và nước ấm.

2. Không uống nước dừa khi mang thai

Theo quan niệm Đông y, nước dừa mang tính ‘hàn’, phụ nữ mang thai khi uống vào sẽ không tốt và dễ bị động thai. Thực chất uống nước dừa rất tốt vì trong nước dừa chứa nhiều khoáng chất bổ dưỡng.

3. Nên đi bộ nhiều khi mang thai

Mọi người vẫn truyền tai nhau phụ nữ mang thai nên đi lại nhiều cho xương chậu giãn nở, giúp dễ sinh con. Nhưng theo quan điểm khoa học, việc dễ sinh hay không không phụ thuộc vào việc đi bộ nhiều hay ít.

Ngược lại, mẹ bầu cũng không nên đi lại quá nhiều vì gây co cơ tử cung, dễ dẫn đến sảy thai. Nếu thấy mệt thì nên nghỉ ngơi chứ không nên cố gắng đi tiếp.

4. Phải ở phòng kín gió

Quan niệm xưa cho rằng phụ nữ sau khi sinh con phải kiêng cữ không được đi lại nhiều, không được ra khỏi phòng mà phải nằm trong phòng kín. Vì sợ gió vào phòng nhiễm bệnh cho mẹ và bé.

Đây là một quan niệm sai, bởi phụ nữ sau khi sinh có thể ra ngoài sau 24 giờ sinh con. Không gian phòng cần thoáng và sạch sẽ nếu không cả mẹ và bé sẽ bị thiếu oxi, phòng ngủ tù túng, thiếu ánh sáng sẽ ẩm mốc và gây ra nhiễm trùng cho mẹ và thậm chí có thể bị lây cho bé.

5. Phải nằm than

Theo dân gian, phụ nữ sinh xong phải nằm than để giữ ấm cho mẹ, con sẽ cứng cáp, khỏe mạnh. Nhưng bác sĩ khuyến cáo đây là điều tuyệt đối không nên làm. Bởi khí than có chứa cacbonic rất cao, trong phòng kín lại để khói than thì sẽ làm cả mẹ và bé ngạt thở, ngộ độc khí rất nguy hiểm cho tính mạng.

6. Phải kiêng tắm gội

Theo quan niệm xưa, phụ nữ sau khi sinh xong sẽ không được tắm gội mà phải kiêng tiếp xúc nhiều với nước trong vòng 1 tháng nếu không sức khỏe mẹ sẽ yếu, dễ bị nhiễm bệnh. Đây cũng là suy nghĩ cần phải bỏ, bởi nếu không giữ vệ sinh cá nhân sau khi sinh, người mẹ sẽ bị viêm nấm da, nhiễm trùng và lây sang bé. Hãy tắm cho mẹ và bé thật sạch sẽ bằng nước ấm trong phòng kín.

7. Phải ăn thịt kho mặn

Ăn thịt kho mặn nhiều gây nguy cơ tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai, nếu duy trì ăn đồ mặn trong suốt thời kì mang thai và sau khi sinh sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, đó là triệu trứng co giật và có thể truyền sang con.

8. Phải nhét gòn vào tai

Nhét bông gòn vào cho phụ nữ mới sinh để tránh gió lùa và tiếng ồn là điều không cần thiết. Sở dĩ phụ nữ sinh xong phải được ở một không gian riêng và không tiếng ồn nên không cần phải làm như vậy.

9. Bôi nhọ nồi lên trẻ sơ sinh

Ông bà thường quan niệm khi cho bé sơ sinh ra ngoài nên bôi nhọ nồi để trừ tà, trừ ma. Nhưng khoa học cho rằng điều này không nên vì bé sơ sinh có cấu tạo da mỏng và rất nhạy cảm, không nên bôi những thứ bẩn lên bé để tránh bị nhiễm trùng da.

10. Quấn chặt khăn cho bé

Nhiều ông bà, cha mẹ vẫn hay dùng khăn dày rồi quấn quanh người bé nhằm giữ ấm. Đây là điều hoàn toàn không nên làm, vì sẽ khiến bé khó chịu và bị hăm da, dễ bị nấm và viêm da. Hãy cho bé mặc quần áo đầy đủ và quấn hờ lớp khăn mỏng, khăn phải có độ thoáng để da bé được thông thoáng.

Theo ebe

Leave a Reply

Or