Nhật ký thai kỳ – Tuần đầu tiên

Chỉ đến ngày thứ 7, có một chút thay đổi về dung tích máu khiến mẹ chóng mặt hơn ở tuần đầu tiên thai nghén.  Trong khi đó, thành quả duy nhất giành chiến thắng trong cuộc chạy đua “marathon tinh binh” đã biến thành túi phôi nhỏ nhưng chúng ta vẫn chưa thể nhìn thấy bé bằng mắt thường được đâu.

Nhật ký bé trong bụng mẹ – Tuần đầu tiên

Ngày đầu tiên: Ngày này, một trong hàng trăm triệu tinh trùng đã chiến thắng trong cuộc đua thụ tinh cho trứng và hình thành tế bào đơn nhất (hợp tử) sẽ phát triển thành em bé. Màu tóc, màu da, màu mắt và các đặc điểm tính cách của bé sau này được thiết lập khi nhiễm sắc thể số 23 của mẹ kết hợp với nhiễm sắc thể số 23 của người cha.

trimester1-1-12

Ngày thứ 2: Hợp tử có sự biến chuyển phức tạp hơn đôi chút và tách thành 2 tế bào (nguyên phôi bào). Những tế bào này sẽ tiếp tục phân chia khoảng một lần mỗi 24 giờ cho đến khi tạo thành tất cả các bộ phận phức tạp của cơ thể đứa trẻ.

Ngày thứ 3: Kích thước trứng thụ tinh không thay đổi trong ngày này nhưng phân chia thành nhiều tế bào hơn và đã bắt đầu di chuyển chầm chậm xuống ống dẫn trứng về phía tử cung. Trứng sẽ bám rễ và lưu lại đây trong suốt thai kỳ.

Ngày thứ 4: Lúc này, trứng thụ tinh đã gồm khoảng 16 tế bào và đã bắt đầu tiến vào tử cung.

Ngày thứ 5: Em bé của mẹ vẫn còn rất nhỏ để có thể thấy được bằng mắt thường, nhưng bé sẽ lớn rất nhanh thôi. Từ ngày thứ 5, trứng thụ tinh bắt đầu làm tổ ở lớp nội mạc tử cung.

Ngày thứ 6: Chùm tế bào mới trong tử cung sẽ phân chia thành hai phần riêng biệt trong ngày này. Phần nằm bên trong sẽ phát triển thành em bé trong khi phần bên ngoài sẽ tách ra để tạo thành hệ thống hỗ trợ cho thai nhi.

Ngày thứ 7: Những phụ nữ dưới 35 tuổi có nhiều cơ hội thụ thai hai bé song sinh khác trứng hơn. Nếu mẹ đang mang song thai khác trứng, vào ngày thứ 7 của thai kỳ, hai túi phôi nhỏ xíu này sẽ bám vào tử cung.

Nhật ký mẹ mang thai – Tuần đầu tiên

Ngày đầu tiên: Ống dẫn trứng có thể đã lưu trú một phép màu sống trong ngày này, nhưng cơ thể bạn vẫn giữ kín về nó. Dấu hiệu mách bảo như đau ngực, đau thắt bụng dưới, buồn nôn hay các triệu chứng nghén kinh điển khác vẫn chưa xuất hiện.

Ngày thứ 2: Cơ thể bạn đã đủ khôn ngoan để sản sinh ra một protein đặc biệt tên là EPF giúp cơ thể bạn nhận biết bào thai vừa hình thành của bạn không phải là một dị vật cần phải đào thải.

Ngày thứ 3: Nếu bạn phải cần đến sự trợ giúp của thụ tinh trong ống nghiệm để có thể mang thai, đây là ngày tốt nhất để quyết định số trứng đã thụ tinh đưa vào trong tử cung của bạn.

Ngày thứ 4: Nhờ có sự gia tăng nội tiết tố trong cơ thể, những lớp niêm mạc êm ái bắt đầu lót đầy tử cung để chuẩn bị cho em bé làm tổ.

Ngày thứ 5: Trong khoảng 24 giờ, em bé sẽ tiết ra nội tiết tố hCG vào trong máu của mẹ. HCG sẽ báo cho cơ thể bạn ngừng chu kỳ kinh nguyệt và cảnh báo với bạn rằng bạn đã là một thai phụ (xét nghiệm thụ thai cũng được thực hiện dựa trên hCG được tìm thấy trong nước tiểu của thai phụ). Bằng cách này, bé yêu đã chính thức giao tiếp với mẹ.

Ngày thứ 6: Khi em bé làm tổ trên những lớp niêm mạc tử cung, một vài mảnh niêm mạc có thể bị bong. Điều này có thể khiến mẹ bị chảy ra một chút máu và đây chính là dấu hiệu để mẹ tự hỏi liệu có phải mình đang mang thai.

Ngày thứ 7: Dung tích máu của mẹ bắt đầu tăng lên trước cả ngày này nhằm cung cấp máu bổ sung cho em bé, tử cung của mẹ và tiền nhau thai. Bạn có thể sẽ cảm thấy chóng mặt như thể bị hạ huyết áp.

Theo Webtretho

Leave a Reply

Or